ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG - Trang 89

Niềm vui ngời ngời hiện lên trên khuôn mặt Rajiva, ánh mắt cậu ta mỗi

lúc một long lanh rạng rỡ, tôi thở phào nhẹ nhõm. Quý Tiễn Lâm từng nói
rằng, nhà buôn và Phật giáo có mối quan hệ hết sức mật thiết. Các khoản
quyên tặng và lễ vật cúng bái của nhà chùa chủ yếu dựa vào các thương
nhân. Đây chính là lý do vì sao các ngôi chùa và thiền viện Phật giáo hầu
hết được xây dựng dọc theo con đường tơ lụa. Và Phật giáo cũng nhờ con
đường này, từng bước được truyền bá vào Trung Nguyên. Nên lí do mà tôi
đưa ra hoàn toàn hợp lý.

Tôi quan sát những vách núi cao vút bốn xung quanh, lắc đầu ảo não:

- Còn vì sao phải khai mở động đá. Là vì nơi đây là hẻm núi, cây cối

không nhiều, nếu muốn xây chùa bằng gỗ thì phải vận chuyển từ nơi khác
đến, sẽ rất tốn kém, hơn nữa, công trình sử dụng chất liệu gỗ rất khó bảo
tồn, vì vậy, xây chùa hang đá trên vách núi là hợp lý nhất.

Rajiva gật đầu tán đồng:

- Chùa hang đá mà cô miêu tả rất giống với kiến trúc chùa chiền ở Ấn

Độ và Kabul. Ở những nơi đó, họ xây chùa trên vách núi vì những con
đường huyết mạch đều là đường qua núi.

Trầm tư một lát, cậu ta quay lại, hỏi tôi:

- Nhưng sao cô lại gọi ngôi chùa này là Kizil?

Tôi há hốc miệng, cậu ta vẫn chưa hết nghi vấn à? Tên ranh này sao mà

thông minh thế không biết!

- Kizil, Kizil...

Tôi lẩm bẩm đọc đi đọc lại cái tên này, vừa đọc vừa suy nghĩ.

- Đây là từ địa phương, ở nơi tôi sinh sống, Kizil có nghĩa là hang đá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.