ĐỪNG COI THƯỜNG Ô NHIỄM TÂM - Trang 11

02.Thái Độ Thư Giãn


Trong khi hành thiền ta phải giữ tâm an tĩnh, thơ thới, thư giãn, và thực

hành một cách bình thản, không căng thẳng, không tự áp bức, tự ép mình
cố gắng. Tâm càng thơ thới thư giãn, càng dễ phát triển chú niệm. Sư
không bảo ta phải “chăm chú gom tâm”, “vững chắc tập trung tư tưởng”
hay “xuyên thấu chú niệm”, vì đó là gợi ý nên sử dụng tâm lực quá sức. Sư
khuyến khích ta nên “quán sát”, “thận trọng nhìn”, “hay biết”, “để ý, quan
tâm đến”.

Nếu cảm nghe tinh thần mệt mỏi, hay tâm trí căng thẳng, ta hãy nghỉ

ngơi, để tâm thư giãn (relax). Không cần phải cố gắng quá sức.

Trong hiện tại, ta có hay biết tư thế của ta như đi, đứng, nằm, ngồi …

như thế nào không? Ta có hay biết rằng mình đang để tay trên cuốn sách
nầy không? Chân ta đang có cảm giác gì? Hãy để ý xem, ta đâu cần phải cố
gắng hay sử dụng tâm lực nhiều để hay biết những điều ấy! Chỉ cần rất ít
năng lượng để hay biết, nhưng nên nhớ, ta cần phải hay biết như vậy suốt
ngày. Nếu ta thường xuyên thực hành hay biết như vậy, tâm lực sẽ ngày
càng tăng trưởng. Nếu phung phí, sử dụng quá sức, ta sẽ mệt mỏi. Để có
thể thực hành liên tục, ta chỉ cần giữ tâm thức tỉnh. Chỉ hay biết. Đức hạnh
tinh tấn chân chánh nầy sẽ giúp ta thực hành một cách thư giãn, không căng
thẳng. Nếu tâm quá căng thẳng hay quá mệt ta không thể học hỏi được gì.
Nếu tâm và thân quá mệt mỏi, ắt trong pháp hành của ta có gì sai lầm. Hãy
xem xét lại oai nghi, xem xét lại pháp hành của mình. Ta có được thoải mái
và tỉnh táo không? Và ta cũng nên xét lại thái độ của mình, không nên thực
hành với tâm mong cầu điều gì, hay mong muốn có điều gì xảy đến mình.
Thực hành như thế chỉ làm cho ta thêm mệt.

Như vậy, ta phải hiểu biết mình đang có những cảm giác căng thẳng hay

tâm an tĩnh, thư giãn. Hãy thường xuyên xem xét, và lặp đi lặp lại suốt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.