03.Thái Độ Chân Chánh
(Yoniso manasikāra)
Có tâm thư giãn và hay biết là điều vô cùng quan trọng, nhưng được có
thái độ chân chánh, gìn giữ tâm mình nằm trong khuôn khổ chân chánh,
quả thật rất thiết yếu cho công trình hành thiền.
Thái độ chân chánh là thế nào?
Có thái độ chân chánh là có lối nhìn sự vật khiến mình an vui, thoải mái,
và cảm nghe thanh bình thơ thới với bất luận gì mình đang kinh nghiệm.
Suy tư và nhận thức sai lầm mê muội dễ cho ô nhiễm ảnh hưởng đến tâm
tánh và thái độ mình.
Tất cả chúng ta đều có thái độ sai lầm; điều đó không thể tránh. Như vậy
chớ nên cố gắng tạo cho mình thái độ chân chánh, hãy cố gắng nhìn nhận
nếu ta có thái độ bất chân chánh hay thái độ chân chánh. Hay biết khi ta có
thái độ chân chánh là rất quan trọng, nhưng càng quan trọng hơn nữa là
nhìn nhận và tìm hiểu thái độ bất chánh của ta. Hãy cố gắng hiểu biết thái
độ bất chánh của ta; cố tìm xem nó ảnh hưởng đến pháp hành của ta như
thế nào, và nhìn thấy nó tạo cho ta những cảm giác gì. Như vậy, hãy tự
quán chiếu và cố gắng xem trạng thái tâm nào mình đang nhìn để thực
hành. Thái độ chân chánh giúp cho ta chấp thuận, thừa nhận và quán sát bất
luận gì xảy diễn -- dầu thích thú hay buồn khổ - một cách thản nhiên và
giác tỉnh. Ta phải chấp nhận và quán sát cả hai, những kinh nghiệm thích
thú và những kinh nghiệm buồn khổ. Mỗi kinh nghiệm, dầu tốt hay xấu,
đều cho ta cơ hội học hỏi để ghi nhận xem tâm có chấp nhận sự vật đúng
như sự vật là vậy không, hoặc nó sẽ ưa thích, ghét bỏ, phản ứng, hay xem
xét.
Ưa thích vật gì có nghĩa là ta ham muốn vật ấy, không ưa vật gì có nghĩa
là ta ghét bỏ. Ham muốn hay ghét bỏ đều là ô nhiễm phát sanh từ si - si
hay ảo tưởng cũng đều là ô nhiễm. Như vậy, không nên cố gắng tạo gì. Cố