04.Sáng Suốt Tỉnh Thức
Thiền minh sát không phải chỉ là công trình quan sát sự vật với tâm hiểu
biết. Ta không thể tự động thực hành một cách mù quáng mà không suy tư.
Phải sử dụng cả hai, sự hiểu biết và trí thông minh, để đưa pháp hành vào
cuộc sống.
Để sáng suốt thức tỉnh ta cần phải có những điều kiện trợ giúp (những
trợ duyên) như sau:
*
Có những chỉ dẫn chân chánh, rành mạch, và thấu hiểu rõ ràng
pháp hành;
*
Có động cơ chân chánh thúc giục, khuyến khích ta nên hiểu biết tại
sao, hay vì lợi ích gì muốn thực hành, và Suy tư, xem xét cặn kẽ, tìm hiểu
tận tường.
Ta thâu nhận những chỉ dẫn đúng đắn, rành mạch và những hiểu biết
thấu đáo bằng cách đọc kinh sách và tham dự các cuộc thảo luận về Giáo
Pháp. Động cơ chân chánh, hay sự nhận thấy lợi ích của pháp hành, căn cứ
trên sự hiểu biết rõ ràng tại sao mình đang thực hành ở đây trong hiện tại.
Có chăng đôi khi ta tự nêu lên cho chính mình những câu hỏi như: “Tại sao
ta muốn hành thiền?” “Hành thiền ta muốn được gì?” “Ta có hiểu biết hành
thiền nghĩa là gì không?” Động cơ chân chánh thúc giục ta có ý muốn và sự
hiểu biết lợi ích của pháp hành sẽ phát hiện qua những câu trả lời của ta.
Chỉ dẫn chân chánh và ý muốn chân chánh sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
đường lối suy tư và xem xét của ta trong khi thực hành. Nó sẽ giúp ta nêu
lên những câu hỏi sáng suốt vào đúng lúc.
Suy tư chân chánh, xem xét hay tìm hiểu là những trạng thái tâm sẽ giúp
ta thực hành đúng. Nếu còn là sơ cơ, ta sẽ gặp trường hợp khó khăn trong
khi hành thiền. Chừng đó phải suy xét, tìm xem những lời chỉ dẫn dạy ta