ĐỪNG COI THƯỜNG Ô NHIỄM TÂM - Trang 25

Hiểu biết sự khác biệt giữa tâm thản nhiên buông xả và tâm chịu đựng

đau nhức quả thật la ̀ quan trọng.

Thực hành niệm tâm không phải là tự ép mình, mà chính là tự hiểu biết

mình. Thật sự thản nhiên buông xả là hậu quả của tình trạng thật sự hiểu
biết bản chất thương ghét, buồn vui, xuyên qua công trình quan sát và tìm
hiểu. Tốt hơn hết là ta chỉ nhìn ngay vào cơn đau nếu không cảm nghe phản
kháng. Nên biết rằng có thể có những phản ứng vi tế. Khi vừa nghe tâm
khó chịu, hãy quay sự chú ý nhìn trở lại cảm giác khó chịu ấy. Nếu còn cảm
nghe khó chịu chút ít, hãy nhìn sự biến đổi của nó -- tăng thêm hay giảm
bớt? Khi tâm trở nên an tĩnh buông xả, nó sẽ nhạy cảm hơn và sẽ hay biết
dễ dàng hơn những phản ứng tế nhị. Khi nhìn những khó chịu trong tâm ở
một tầng lớp vi tế hơn, ta có thể tiến đến mức độ mà tâm trở nên hoàn toàn
buông xả. Nếu ta nhìn thẳng vào cơn đau và nếu tâm thật sự buông xả, tâm
khó chịu sẽ không phát sanh trở lại nữa.

Chỉ dẫn trên đây có thể áp dụng trong những trường hợp khó chịu như

ngứa ngáy, nóng, lạnh v.v… Lại nữa, bất luận kinh nghiệm nào mà ta đã
học hỏi để đối trị những hình thức khó chịu, có thể được áp dụng để đối
phó với các ô nhiễm như sân hận, nghịch lòng, thất vọng, hay khước từ
không nhận như những trạng thái hân hoan vui mừng, tham lam hay thích
thú. Những ô nhiễm ấy và tất cả bạn bè quyến thuộc của chúng nó cũng
phải được đối xử tương tợ như đau khổ. Ta cần phải học cách nhận ra
chúng và từ bỏ cả hai, tham ái và sân hận.

---o0o---

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.