07.Đau Đớn - Buồn Khổ
Khi ta cảm nghe đau đớn, nhức nhối và những trạng thái khó chịu trong
thân, những điều ấy có nghĩa là ta đang kháng cự lại chúng, và như thế ta
chưa sẵn sàng trực tiếp quan sát những cảm thọ khó chịu trong thân.
Không ai thích đau đớn khổ nhọc, và nếu ta quan sát những cảm thọ ấy
trong khi cảm nghe mình đang kháng cự, muốn đánh đuổi trạng thái bực
bội khó chịu ấy, thì nó càng trở nên khó chịu hơn. Cũng giống như khi ta
đang bực mình, tức giận một người nào, mà cứ thấy người ấy lảng vảng
trước mặt thì cơn giận không nguôi, mà càng tăng trưởng thêm. Như vậy,
đừng bao giờ cố ép mình nhìn quan sát tình trạng bực mình khó chịu. Làm
như vậy không phải là đánh đuổi nó đi. Đây không phải là một cuộc chiến
đấu để dẹp tan cơn đau mà là cơ hội để ta học hỏi tu tập. Không nên quan
sát trạng thái đau đớn khó chịu với ý định đánh đuổi nó đi. Ta hãy đặc biệt
nhìn xem tâm trạng phản kháng của ta để thấu hiểu mối liên hệ giữa phản
ứng của ta và cơn đau.
Trước tiên, hãy xét lại thái độ của ta. Mong muốn cho cơn đau suy giảm
và biến tan là thái độ sai lầm. Có ý muốn cơn đau suy giảm và biến tan
cùng không, không quan hệ. Cơn đau không phải là vấn đề. Nếu đau đớn vì
bị thương tích thì chớ nên làm cho tình trạng trở nên tệ hại thêm, nhưng
nếu ta đang còn đầy đủ sức khoẻ thì đau đớn chỉ giản dị là một cơ hội quan
trọng để ta tự quán chiếu, nhìn lại tâm mình xem nó hoạt động như thế nào.
Khi có sự đau đớn thì cảm giác và phản ứng của tâm trở nên mạnh mẽ hơn
và như vậy dễ dàng cho ta trông thấy khi quan sát. Hãy cố tu tập và học
hỏi, nhìn xem tình trạng buồn phiền khó chịu và sức chịu đựng sự căng
thẳng khó chịu trong tâm mình. Nếu cần thì hãy luân phiên cảm nhận tới
lui, cơn đau và phản ứng của mình, tức quan sát cơn đau rồi xem thái độ
phản ứng chịu đựng của mình, rồi trở lại nhìn cơn đau v.v… Hãy nhớ giữ
tâm thư giãn, bình thản không chao động, và xem phản ứng chịu đựng của