5.Ta có thể hay biết những cảm giác trong thân, trong tâm và sinh hoạt
của tâm, nhưng chớ nên nghĩ rằng đó là “ta” hay “của ta”. Cảm giác trong
thân chỉ là thọ uẩn, sinh hoạt của tâm chỉ là hành uẩn -- đó là bản chất thiên
nhiên của tâm và thân.
5.Tu tập quan sát, xem xét (trạch pháp) và hiểu biết bản chất thiên nhiên
của một đối tượng quan trọng hơn là chỉ muốn nhìn thấy nó phân tán hay
cố làm cho nó tan biến, hoại diệt. Có ý muốn cho đối tượng hoại diệt là thái
độ sai lầm.
7.Khi không còn ô nhiễm trong cái tâm quan sát, ta đã có chánh niệm.
8.Tâm hiểu biết (thức uẩn, viññāa khandha) là tâm nhận ra bất luận gì
phát hiện tại lục căn (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý). Tâm hiểu biết (thức) nầy
luôn luôn hiện hữu, nhưng nếu không có mặt trí tuệ thì không hiểu biết.
9.Quan sát hay nhìn và xem xét bất luận gì ta đang chứng nghiệm. Khi
hay biết rằng ta đang quan sát, tức là đang hay biết cái tâm quan sát.
10.Ta chỉ có thể hay biết tâm mình xuyên qua sinh hoạt của nó, tức mỗi
khi hay biết mình đang suy tư, hoặc giận dữ, thất vọng, mong muốn v.v…ta
hay biết tâm mình. Cần nhận thức rằng chính cái tâm làm, hay cảm nhận
những điều ấy.
11.Khi có tâm quan sát xen vào, tuệ minh sát không thể phát sanh. Nên
tập quan sát một cách khách quan, chỉ thuần túy chú tâm.
12.Khi quan sát tâm mình ta sẽ ngạc còn nhiên, có thể sửng sốt, khám
phá ra những ý nghĩ, những điều mong muốn, những kinh sợ, những ước
vọng mà mình không bao giờ hay biết.