13.Tất cả những hoạt động trong đời sống trên thế gian (như đọc sách,
nghe nhạc, chơi thể thao) đều bao hàm suy tưởng và khái niệm. Nếu không
vậy những đối tượng bên ngoài ta trở thành vô ý nghĩa. Nhưng khi hành
thiền, nếu có suy tư và khái niệm ta chỉ nên giản dị hay biết rằng “tâm đang
suy tư”.
14.Khi tâm dễ dàng an trụ trên một đề mục, đó là hoặc vì bản chất của đề
mục thô thiển, rõ ràng, dễ thấy, hoặc vì chú niệm của ta dũng mãnh. Chớ
nên chỉ quan sát những đề mục thô thiển. Chú niệm của ta sẽ tăng trưởng
mạnh mẽ nếu ta tu tập quan sát những đề mục vi tế.
15.Khi ta bắt đầu ghét giận một người nào, hình ảnh của người ấy ăn sâu
vào tâm não ta. Hình ảnh ghét giận ấy mãi lảng vảng trong tâm, làm cho ta
không thấy đúng người ấy thật sự như thế nào. Đó là tâm si đang hoạt
động.
16.Khi tâm sẵn sàng chứng ngộ tuệ minh sát, trí tuệ tự nhiên, tự động trổ
sanh. Không nên tìm kiếm, mong cầu nó sẽ phát sanh đến mình. Tìm kiếm
và mong cầu sẽ làm cho tâm tưởng tượng, tạo ra những hình ảnh giả tạo.
17.Thường xuyên giữ tâm hay biết những gì ta đang chứng nghiệm. Cố
gắng chớ nên vội kết luận. Chỉ giản dị giữ tâm liên tục quan sát và quán xét
(trạch Pháp) những gì mình đang kinh nghiệm. Hấp tấp đi đến kết luận sẽ
không để tâm hiểu biết thâm sâu.
18.Nếu cố tránh những hoàn cảnh khó khăn, ta sẽ không thể học hỏi và
trưởng thành. Điều nầy đặc biệt đúng khi phải đối phó với ô nhiễm. Tu tập
đương đầu với ô nhiễm sẽ giúp ta quán trạch và thấu hiểu bản chất của nó
và có thể vượt qua khỏi nó.
19.Hãy tập thích thú sống trong những hoàn cảnh khó khăn. Bằng cách
dịu dàng sống chung với chúng, ta sẽ có thể dễ dàng tìm hiểu nguyên nhân