ĐỪNG COI THƯỜNG Ô NHIỄM TÂM - Trang 42

một cách không cần thiết và tập bảo tồn năng lực.

26.Sau khi nghe hay đọc về những kinh nghiệm trong pháp hành của

người khác, ta có thể biết rõ hay không, và mong cầu sẽ được vậy. Rồi đến
khi tự mình chứng nghiệm được gì tương tợ, có thể ta vội vã xác quyết là
mình đã chứng ngộ tuệ minh sát. Nhưng trong thực tế ta chỉ có những kinh
nghiệm tương tợ.

27.Tâm phóng dật là sinh hoạt tự nhiên của tâm. Nếu cố giữ không cho

tâm di chuyển bay nhảy là ta không chấp nhận một sự kiện tự nhiên. Một
khi chấp nhận điều nầy, tức có thái độ chân chánh, ta sẽ quan sát tâm phóng
dật dễ dàng hơn. Lúc ban đầu có thể ta thường thất niệm, nhưng không hề
gì. Dần dần về sau, với pháp hành tiến triển, ta sẽ bắt đầu quan sát, thấy
tâm phóng dật “chỉ là một tư tưởng”, và càng lúc càng ít thất niệm.

28.Chớ nên kháng cự, chớ mong cầu -- hãy chấp nhận sự việc còn như

nó là vậy.

29.Tâm phóng dật không phải là vấn đề, thái độ của ta muốn cho tâm

không phóng dật mới là vấn đề. Chính đối tượng không quan trọng, nhưng
phương cách ta quan sát, hay nhìn đối tượng như thế nào mới thật sự quan
trọng.

30.Những gì ta quan sát hay ta quan sát ở đâu không quan trọng, trạng

thái thức tỉnh chú niệm mới thật sự quan trọng.

31.Bất cứ lúc còn nào cũng đúng lúc hành thiền.

32.Mục đích của thiền vắng lặng (samatha) là đạt đến trạng thái tâm

(tâm sở) nào đó, trong khi thiền Minh Sát (vipassanā) là một hành trình học
hỏi và hiểu biết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.