mình, ta phải lùi lại một bước, nhẫn nại chờ đến khi bồi đắp đủ sức rồi mới
đương đầu với nó một cách thuận lợi.
40.Mục tiêu của pháp hành là trưởng thành trong trí tuệ. Ta chỉ có thể
trưởng thành trong trí tuệ một khi có thể nhận thức, thấu hiểu và vượt qua
khỏi ô nhiễm. Để thử nghiệm, hay biết giới hạn của mình và trưởng thành,
ta phải cho ta cơ hội đối phó với ô nhiễm. Nếu không đương đầu với
những thử thách của đời sống tâm sẽ không bao giờ lớn mạnh.
41.Phát triển trạng thái thức tỉnh hay biết là một cuộc hành trình dài dẳng
suốt đời. Không cần phải vội vã và lo sợ. Thực hành chân chánh thật là
quan trọng, như vậy, bất luận gì mà ta đã học đều có ích trong đời sống
thường ngày, không phải chỉ ở thiền viện.
42.Càng cố gắng muốn thấy điều gì, ta càng thấy ít rõ ràng hơn. Chỉ khi
nào tâm thư giãn thảnh thơi, ta mới có thể thấy sự vật đúng như sự vật là
vậy. Những ai không cố gắng thấy gì sẽ thấy nhiều hơn.
43.Chú niệm mạnh mẽ không phải là một loại năng lực. Chú niệm mạnh
mẽ khi nào tâm không còn ô nhiễm và khi nào ta có thái độ chân chánh.
44.Hãy hiểu biết thái độ của mình trong khi quan sát đối tượng. Chỉ quan
sát không ắt không đủ.
45.Nếu cơn đau phát sanh từ một vết thương trong thân hay một xáo trộn
nào trong tâm -- hãy thận trọng, chớ nên làm cho nó tệ hại hơn.
46.Đôi khi sự việc trở nên quá khó khăn, tâm không thích, chỉ miễn
cưỡng quan sát hay thực hành. Tùy theo khả năng và trạng thái tâm lúc bấy
giờ, ta hãy tiếp tục quan sát hay chỉ ngưng lại, nghỉ ngơi trong chánh niệm.