ĐỪNG COI THƯỜNG Ô NHIỄM TÂM - Trang 46

cách khách quan. Ta chỉ nhận thức rằng đó là những tư tưởng phát sanh
trong tâm. Hãy tu tập thức tỉnh hay biết những tư tưởng mỗi khi chúng phát
sanh. Không nên tránh né, không thực hành như vậy mà chỉ hay biết những
gì phát sanh trong thân, ta có thể không hiểu biết tâm thật sự hoạt động như
thế nào.

54.Khi chú niệm của ta trở nên vững mạnh và liên tục, ta sẽ tự nhiên bắt

đầu quan sát các đối tượng vi tế. Khả năng vững tâm an trụ trên đối tượng
vi tế giúp tâm niệm càng thêm vững mạnh, và chú niệm vững mạnh có thể
quan sát những đối tượng vi tế hơn. Khả năng quan sát các đối tượng phát
triển dần dần, ta không cần phải cố gắng để gom tâm chú niệm hay cố gắng
nhiều để quan sát.

[1]

55.Thức tỉnh hay biết hay chú niệm, thì không khó. Cái khó là giữ cho

tâm chú niệm như thế ấy vững chắc và thường xuyên liên tục. Muốn được
vậy ta cần phải có chánh tinh tấn, tức bền bĩ cố gắng chú niệm.

56.Tâm thư giãn (relax) và có thái độ chân chánh là yếu tố tối quan trọng

trong pháp hành. Những gì khác sẽ đến sau. Nhận thức, hay biết rõ ràng
tâm ta có thái độ chân chánh hay không, quan trọng hơn là chứng nghiệm
trạng thái an lạc hay “có một buổi thiền tọa tốt đẹp”.

57.Nếu trong các buổi thiền ta thường buồn ngủ, đó là một thói quen

xấu. Như vậy, khi bắt đầu buồn ngủ hãy mở rộng mắt. Nếu vẫn còn, hãy
đứng dậy và thiền hành. Dầu thiền tọa hay thiền hành, điều đó không quan
trọng. Điều quan trọng là giữ tâm thức tỉnh hay biết.

58.Chánh tinh tấn là thường xuyên tự nhắc mình hãy luôn luôn thức tỉnh

hay biết. Chánh tinh tấn không phải là dùng năng lực để cố gắng gom tâm
vào một điểm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.