sanh.
66.Khi có ai ăn cắp của ta một món đồ. Không nên cố tình tự nói với ta
rằng mình thật sự không quan tâm và đó chỉ là một hình thức bố thí. Đó chỉ
là một trò lừa phỉnh của tâm. Hãy nhận thức và chấp nhận nỗi bận tâm của
mình. Chỉ khi có thể trực tiếp quan sát và hiểu biết tâm bực bội phiền giận
của mình ta mới có thể hoàn toàn để trôi qua.
67.Kinh nghiệm trạng thái tâm thanh bình vắng lặng không mấy quan
trọng. Càng quan trọng hơn là thức tỉnh hay biết và thấu hiểu tại sao trạng
thái an lạc ấy đến hay không đến với ta.
68.Để biết sự thật ta phải can đảm. Nếu muốn đến gần chân lý ta phải bắt
đầu hành thiền để tự hay biết mình. Điểm đầu tiên cần phải hay biết là
trong tâm mình có những ô nhiễm. Đó là căn bản. Tất cả chúng ta đều
muốn mình là người tốt và như vậy, ta có chiều hướng muốn thấy mình và
muốn biểu lộ cho ai nấy thấy phần tích cực, những ưu điểm của mình. Nếu
không muốn đương đầu với ô nhiễm, rốt cuộc ta “tự dối mình” và dối
người khác. Nếu muốn trở thành người tốt ta phải biết phần tiêu cực, những
khuyết điểm của mình. Khi bắt đầu tự thấy mình đúng theo thực tế và hiểu
biết cả hai bề, bề tích cực và bề tiêu cực, tức ưu điểm vả khuyết điểm, ta đã
hành tốt.
69.Đức Phật không dạy ta đừng nên suy tư, chuyện trò, hay đừng hành
động. Ngài chỉ dạy rằng thay vì bị ô nhiễm đẩy đưa lôi cuốn, ta phải áp
dụng trí tuệ trong khi suy tư, chuyện trò, và hành động (thân nghiệp, khẩu
nghiệp và ý nghiệp).
70.Khi chuyện trò, ta có thói quen đưa tâm hướng ngoại để theo dõi câu
chuyện đang nói, và để biết người đang đối thoại với ta. Phần lớn ta quan
tâm đến những cảm xúc của người khác. Hãy tập liên tục còn nhìn vào bên
trong chính mình, ta sẽ ngày càng tự nhiên quen nói chuyện hữu ích. Cũng