ĐỪNG COI THƯỜNG Ô NHIỄM TÂM - Trang 49

nên tập thức tỉnh hay biết thái độ của mình trong khi chuyện trò. Chỉ khi
nào ta không dính líu, máng kẹt vào những cảm xúc đang thảo luận trong
câu chuyện, trí tuệ mới phát sanh. Ta bắt đầu nhận thức giới hạn của mình,
hiểu biết lúc còn nào nên ngưng, lúc còn nào nên tiếp tục, chuyện gì nên
nói, chuyện gì không nên và thế nào chuyện trò mà không dính mắc vào
những cảm xúc bên ngoài.

71.Trong khi quan sát một đối tượng ta nên thường xuyên lặp đi lặp lại

xem mình có chú niệm hay không. Làm như thế giúp ta thức tỉnh hay biết
chú niệm của mình -- tập quan sát cái tâm quan sát của mình.

72.Một khi đã quen thuộc trong pháp hành có thể ta bắt đầu nghĩ rằng

mình hiểu biết những gì đang xảy ra. Nhưng vội vã sớm kết luận như vậy
sẽ gây trở ngại, không để ta đào sâu vào sự hiểu biết.

73.Khi kinh nghiệm hành thiền tiến triển lớn mạnh và thâm sâu hơn, ta

có chiều hướng kết luận về bản chất của trạng thái mà mình vừa chứng
nghiệm và cho rằng mình đã thấu hiểu chân lý căn bản, như lý vô thường
chẳng hạn. Loại ức đoán như vậy sẽ gây trở ngại, không để cho ta nhìn sâu
hơn và tiến bộ thêm trong pháp hành.

74.Nếu có thể cảm nhận những động lực vi tế trong tâm mình, ta cũng sẽ

thấy những kích thích vi tế nằm phía sau đó và nhận thức rằng phần lớn các
sự thúc giục vi tế nầy là ô nhiễm.

75.Không nên quyết định mình sẽ phải ngồi bao lâu, điều nầy sẽ làm cho

tâm căng thẳng. Không nên quá chú trọng đến thời biểu của khóa thiền.
Chỉ giản dị tự nhắc mình thường xuyên chánh niệm, giữ tâm hay biết trong
mọi oai nghi, càng liên tục càng tốt.

76.Khi quá nóng lòng muốn tiến bộ, ta sẽ không hay biết đầy đủ những

gì đang xảy ra trong hiện tại. Vì lẽ ấy thường xuyên xem xét thái độ của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.