nghiệm ấy.
139.Khi mới bắt đầu thực hành ta phải thường xuyên ghi nhớ rằng ý nghĩ
chỉ là ý nghĩ, cảm thọ chỉ là cảm thọ. Đến lúc có nhiều kinh nghiệm hơn, ta
dần dần hiểu biết chân lý. Nhưng khi còn tự đồng hóa mình với ý nghĩ hay
cảm thọ, tức mãi còn dính mắc trong quan niệm “tôi đang suy tư” hay “tôi
đang cảm thọ” thì ta không thể thấy sự vật đúng như sự vật là vậy. Không
thể thấy chân lý nếu nhìn sự vật xuyên qua lớp si mê, còn quan niệm sai
lầm.
140.Nếu ta hay biết điều gì mình đang làm, tâm sẽ hiểu biết giới hạn của
mình.
141.Khi suy tư, nói năng, hay hành động với ô nhiễm ta sẽ tự thấy mình
lặp đi lặp lại, quanh quẩn trong vòng luân hồi. Cùng thế ấy, khi suy tư, nói
năng và hành động với trí tuệ ta đã tìm ra con đường vượt thoát khỏi vòng
luân hồi.
142.Nếu không toại nguyện với pháp hành của mình, hay nếu cố gắng
quá sức, ta không chứng nghiệm được trạng thái an vui (hỷ) và vắng lặng
(an).
143.Nếu tâm không được toại nguyện với pháp hành, rất có thể ta mong
muốn điều gì. Có thể ta cố ép mình phải thực hành. Làm như vậy không
giúp được gì.
144.Nếu không hiểu biết pháp hành ta sẽ không thấy thích thú thực hành.
145.Thực hành đúng sẽ được an vui và thích thú. Thực hành đúng sẽ
đưa đến khả năng sống có ý nghĩa.
146.Nếu hiểu biết thực hành như thế nào và hiểu biết những lợi ích của
pháp hành, ta sẽ không bao giờ cảm nghe nhàm chán.