hai giật nảy người như bị ong đốt. Một trận đay nghiến nổ ra giữa hai cha
con. Bà mẹ không tham dự, tuy là mụ đàn bà lắm mồm, vì quá hối hận và
xấu hổ. Suốt đêm hôm đó, Phấn nằm trăn trở nghiệm lại cuộc đời mình và
nhận ra điều vô lý của sự tồn tại. Thượng đế tạo ra con người giữa một xã
hội đầy bất trắc không phải chỉ với ý tốt là rèn luyện mà còn hàm chứa sự
tiêu diệt. Nếu tác nhân bên ngòai như chiến tranh, thiên tai yếu đi, không
đủ sức bẻ gẫy sự sống thì bàn tay vô hình sẽ thôi thúc yếu tố nội tại. Sẽ
không ai giải thích đựơc tại sao thời bình con người lại tự tử nhiều hơn thời
chiến. Thành phố,nơi có cuộc sống an tòan thì lại lắm kẻ đi tìm cái chết hơn
vùng nông thôn.
Hành động của Phấn một lần nữa khẳng định cái ác luôn chiếm ưu thế
và những con người sống chân thật ít có điều kiện để tự vệ. Đọc một cuốn
sách, xem một cuốn phim, ai cũng muốn thấy một kết quả có hậu, kẻ xấu bị
tiêu diệt,người trung thực sau những mất mát và đau khổ,được tồn tại, đền
bù. Tác giả nào nắm được yếu tố tâm lý đó thường được ngưỡng mộ. Thử
đọc tác phẩm của các cây bút nổi tiếng một thời như Hugo, Dicken, Dumas,
thậm chí cả Quỳnh Dao, Kim Dung, ta đều thấy sáng ngời chủ nghĩa nhân
đạo đó. Thế nhưng trong cuộc sống thực, không phải bao giờ cũng giống
như sách. Lắm kẻ bất lương hại người vẫn sống đến răng long đầu bạc. Tài
sản vun quén được bằng những hành động phi nhân vẫn mỗi ngày một lớn
thêm. Luật nhân quả đã có lỗ hổng.Kẻ ác đôi khi chế nhạo: Gieo nhưng
không gặt hoặc gặt mà không gieo. Cái quả chúng đang hưởng không đem
từ một cái nhân lương thiện, vậy thì cái ác chúng gieo, không lý do gì trở
về nơi xuất phát.
Nếu bảo con người là một sinh vật thượng đẳng nhưng chứa đầy
những phức tạp và mâu thuẫn, thì phái nữ, ngàn lần xứng đáng với nhận
định này. Dạo gần đây, tâm hồn Thảo giống một la bàn bị nhiễm từ, thường
xuyên mấät phương hướng. Nàng thường có những hành động mà người
khác không thể nào hiểu nổi. Ngày ấy giận Tấn, Thảo đã dùng Tùng làm
tấm bình phong dựng một vở kịch mà chủ đề tư tưởng chỉ có nàng được