Các nhà nghiên cứu kết luận rằng: liệu pháp đọc sách hiệu nghiệm đối với
các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm và có thể còn đóng vai trò quan trọng
trong giáo dục công và những chương trình phòng tránh trầm cảm. Họ cho
rằng liệu pháp đọc quyển sách này có thể giúp bệnh nhân tránh bị lâm vào trầm
cảm nặng với xu hướng tư duy tiêu cực.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu còn mổ xẻ một vấn đề quan trọng khác: hiệu
quả chống trầm cảm của quyển sách này có kéo dài không? Hiệu ứng cải thiện
tâm trạng của việc điều trị trầm cảm không kéo dài. Khi theo dõi các trường
hợp điều trị thành công bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý, nhiều bệnh nhân
bình phục thấy rõ – một thời gian sau bệnh tình lại tái phát. Và một khi tái phát
thì bệnh cực kỳ trầm trọng, bởi bệnh nhân đã nản lòng thoái chí.
Năm 1997, các nhà điều tra công bố kết quả của quá trình theo dõi kéo dài 3
năm trên các bệnh nhân tham gia chương trình điều trị tôi vừa miêu tả ở trên.
Tác giả gồm các bác sĩ Nancy Smith, Mark Floyd và Forest Scogin thuộc Đại
học Alabama và bác sĩ Christine Jamison thuộc Trung tâm Y khoa Cựu chiến
binh Teskegee. Sau 3 năm tính từ ngày bệnh nhân đọc quyển sách này, các nhà
nghiên cứu đã liên hệ và mời họ tham gia bài kiểm tra một lần nữa. Họ hỏi
thăm bệnh nhân về diễn tiến cuộc sống kể từ lần nghiên cứu trước. Các nhà
nghiên cứu nhận thấy, người bệnh không bị tái phát cơn trầm cảm và còn duy
trì được sức khỏe tâm thần sau 3 năm. Trên thực tế, số điểm cả hai bài kiểm tra
được thực hiện vào thời điểm 3 năm sau còn tốt hơn đôi chút so với điểm số
bệnh nhân ghi được ngay sau khi liệu pháp đọc sách hoàn tất. Hơn phân nửa số
người bệnh chia sẻ rằng tâm trạng họ tiếp tục cải thiện kể cả khi cuộc nghiên
cứu đầu tiên họ tham gia đã chấm dứt.
Quá trình chẩn đoán tại thời điểm 3 năm sau đã khẳng định con số 72% bệnh
nhân không còn rơi vào ngưỡng trầm cảm nặng, và 70% không cần uống thuốc
hay tham gia liệu pháp điều trị nào khác trong quãng thời gian theo dõi tình
hình. Mặc dù cũng có những lúc buồn vui thất thường như bao người khác,
khoảng một nửa số người bệnh cho biết những khi họ có chuyện không vui, họ
mở quyển sách này ra và đọc lại hầu hết các mục trong đó. Các nhà nghiên cứu
chỉ ra rằng chính những “bài tập bổ trợ” mà bệnh nhân tự thực hiện đóng vai