ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 216

Sáu tháng sau, cô qua đời trong đau đớn nhưng đầy tự trọng.

Khiếm khuyết tay chân.

Người mang khiếm khuyết – hoặc gia đình của họ – mặc định cho rằng tuổi

già hoặc khuyết tật cơ thể đều làm vơi đi khả năng vui sống. Bạn bè thường có
xu hướng bày tỏ sự cảm thông vì cho rằng đây là một phản ứng hợp lẽ. Tuy
nhiên, vấn đề có vẻ hoàn toàn ngược lại. Tâm trạng đau khổ thường bắt nguồn
từ lối suy nghĩ méo mó chứ không phải từ một cơ thể khiếm khuyết.

Khi người mang khiếm khuyết hoặc các thành viên trong gia đình họ học

được cách tư duy đúng đắn, thì đời sống tinh thần của họ sẽ tươi sáng và trọn
vẹn.

Ví dụ, Fran là một phụ nữ 35 tuổi, đã kết hôn và có hai con.

Cô bắt đầu có những triệu chứng trầm cảm khi chân phải của chồng cô bị

liệt do chấn thương cột sống không thể chữa khỏi. Trong 6 năm, cô tìm cách
giải thoát bản thân khỏi tình trạng tuyệt vọng khốn cùng bằng nhiều loại thuốc
chống suy nhược và liệu pháp sốc điện. Nhưng chẳng ích gì. Khi tìm đến tôi
thì cô đã rơi vào giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng, và cô cảm thấy rằng vấn đề
của mình là vô phương cứu chữa.

Cô vừa khóc vừa miêu tả nỗi chán chường khi nỗ lực xoay xở với người

chồng bị liệt chân: “Mỗi khi nhìn thấy những cặp vợ chồng khác làm những
việc mà chúng tôi không thể làm được, tôi đều rơi nước mắt. Tôi nhìn những
cặp đôi đó đi dạo cùng nhau, cùng nhảy xuống hồ bơi hoặc xuống biển, cùng
đạp xe, và tôi thấy đau lòng. Tôi và John khó mà làm được những việc đó. Họ
thực hiện điều đó như thể đó là một chuyện bình thường hiển nhiên, hệt như
chúng tôi ngày trước. Giá mà chúng tôi có thể làm được những điều đó lúc này,
sẽ tuyệt vời biết bao. Nhưng anh biết, tôi biết, và John cũng biết rằng điều đó
không thể.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.