Sau khi thực hiện một loạt các trải nghiệm, bạn tiến hành phân tích dữ liệu
thu thập được. Bạn sẽ rút ra được rất nhiều điều.
Trước hết, bằng cách so sánh mức độ thỏa mãn dự kiến (cột thứ tư) với mức
độ thỏa mãn thực tế (cột thứ năm), bạn sẽ biết được mức độ chính xác của các
dự đoán. Có thể bạn nhận ra mình đã hoàn toàn đánh giá thấp mức độ thỏa mãn
của một hoạt động mà bạn dự tính thực hiện, đặc biệt là khi bạn làm một mình.
Bạn cũng có thể ngạc nhiên khi phát hiện không phải lúc nào các hoạt động mà
bạn thực hiện cùng người khác cũng mang lại sự thỏa mãn mà bạn mong đợi.
Trên thực tế, bạn thậm chí còn khám phá ra rằng cuộc sống trở nên thú vị
hơn khi sống một mình, và rằng mức độ thỏa mãn cao nhất mà bạn có được khi
sống một mình là ngang bằng, hoặc cao hơn chỉ số mà bạn ghi nhận khi sống
cùng người khác. Sẽ rất có ích nếu bạn so sánh mức độ thỏa mãn mà bạn có
được từ công việc với các hoạt động tiêu khiển. Thông tin này giúp bạn tối ưu
hóa sự cân bằng giữa công việc và giải trí khi lên kế hoạch cho các hoạt động
tiếp theo.
Bảng 12-2. Bảng Dự Đoán Mức Độ Thỏa Mãn
Ngày
tháng
Hoạt động mang
lại sự thỏa mãn
(Cảm giác đạt
được thành quả
hoặc vui vẻ)
Bạn thực hiện
cùng với ai?
(Nếu một mình,
hãy điền “Bản
thân tôi”)
Mức độ thỏa mãn
dự kiến (0-100%).
(Điền vào trước
khi thực hiện hoạt
động)
Mức độ thỏa mãn
thực tế (0-100%).
(Điền vào sau khi
thực hiện hoạt
động)
18/8/99 Ghé viện bảo tàng
nghệ thuật
Bản thân tôi
20%
65%
19/8/99 Xem biểu diễn
nhạc rock
Bản thân tôi
15%
75%
26/8/99 Đi xem phim
Sharon
85%
80%
30/8/99 Đi dự tiệc
Các vị khách
mời
60%
75%
2/9/99 Đọc tiểu thuyết
Bản thân tôi
75%
85%