6/9/99 Chạy bộ
Bản thân tôi
60%
80%
9/9/99 Đi mua áo ở cửa
hàng
Bản thân tôi
50%
85%
10/9/99 Đi chợ
Mẹ
40%
30%(cãi nhau)
10/9/99 Đi bộ ra công viên Sharon
60%
70%
14/9/99 Hẹn hò
Bill
95%
80%
15/9/99 Học thi
Bản thân tôi
70%
65%
16/9/99 Thi lái xe
Mẹ
40%
95%(thi đạt!)
16/9/99 Đạp xe đến tiệm
kem
Bản thân tôi
80%
95%
Bây giờ, hãy xem Bảng Dự Đoán Mức Độ Thỏa Mãn có thể được sử dụng
để vượt qua thói phụ thuộc như thế nào. Joanie là một học sinh trung học 15
tuổi bị mắc chứng trầm cảm mãn tính đã nhiều năm, sau khi bố mẹ cô bé
chuyển đến một thị trấn mới. Cô bé gặp khó khăn trong việc kết bạn ở ngôi
trường mới, và giống như nhiều trẻ vị thành niên khác, cô bé tin rằng mình
phải có bạn trai và phải là một phần của “đám đông” thì mới hạnh phúc được.
Cô bé dành phần lớn thời gian ở nhà một mình, học hành và cảm thấy thương
tiếc bản thân. Cô bé từ chối và phẫn nộ trước lời đề nghị rằng cô nên bước ra
ngoài thế giới để trải nghiệm cuộc sống, bởi vì cô khăng khăng cho rằng chẳng
có nghĩa lý gì khi phải làm điều đó một mình. Cô bé dường như quyết tâm
“mọc rễ” trong nhà.
Tôi đã thuyết phục Joanie áp dụng Bảng Dự Đoán Mức Độ Thỏa Mãn. Bảng
12-2 cho thấy Joanie đã lên kế hoạch cho nhiều hoạt động khác nhau, chẳng
hạn như xem phim vào thứ Bảy, đi mua hoa...
Do sẽ làm một mình nên cô bé dự đoán các hoạt động đó chẳng mang lại
niềm vui gì to lớn. Rồi thì cô bé ngỡ ngàng nhận ra mình đã thật sự có một
quãng thời gian vui vẻ. Khi điều này lặp đi lặp lại nhiều lần, cô bé bắt đầu thấy
rằng mình đã dự đoán mọi việc theo hướng tiêu cực và không thực tế. Càng
thực hiện nhiều hoạt động một mình, tâm trạng cô bé càng được cải thiện. Cô
bé vẫn muốn có bạn bè, nhưng không còn cảm thấy ủ rũ khi ở một mình nữa.