Cô tiếp tục tự hỏi trong nhật ký, “Tại sao mình cần một người đàn ông? Một
người đàn ông có thể giải quyết mọi vấn đề cho mình.
Anh ấy sẽ chăm sóc mình. Anh ấy sẽ định hướng cuộc đời mình, và quan
trọng nhất, anh ấy sẽ cho mình một mục tiêu để bước xuống giường vào mỗi
buổi sáng, chứ hiện tại mình chỉ muốn rúc vào trong chăn và chìm sâu trong sự
lãng quên.”
Sau đó, cô tận dụng phương pháp vẽ hai cột song song để thay đổi những
suy nghĩ u sầu trong tâm trí. Cô đặt tên cho cột thứ nhất là “Cáo trạng của cái
tôi phụ thuộc” và gọi cột thứ hai là “Phản biện của cái tôi tự lập”. Rồi cô tiến
hành cuộc đối thoại nội tâm để xác định căn nguyên thật sự của vấn đề (xem
Bảng 12-4).
Bảng 12-4.
Cáo trạng của cái tôi phụ
thuộc
Phản biện của cái tôi tự lập
1. Mình cần một người đàn
ông.
1. Tại sao mình lại cần một người đàn ông?
2. Bởi vì mình không tự
xoay xở được.
2. Chẳng phải là mình đã xoay sở được đến thời điểm
này đấy sao?
3. Ok. Nhưng mình cảm
thấy cô đơn.
3. Ừ, nhưng mình có một đứa con, rồi cả bạn bè nữa,
và mình vô cùng vui vẻ khi ở cùng họ.
4. Đúng, nhưng họ không
liên quan đến vấn đề này.
4. Họ không liên quan vì mình phủ nhận sự liên quan
của họ.
5. Nhưng người ta sẽ nghĩ
rằng chẳng có người đàn
ông nào muốn có mình bên
cạnh cả.
5. Họ cứ nghĩ những gì họ muốn nghĩ. Quan trọng là
mình nghĩ như thế nào. Chỉ có suy nghĩ và niềm tin
của bản thân mới tác động được đến tâm trạng của
mình mà thôi.
6. Mình chẳng là gì cả khi
không có đàn ông.
6. Đâu là những việc mà chỉ khi có đàn ông mình mới
làm được còn tự mình thì mình không làm được?
7. Thật ra thì không. Mọi 7. Vậy thì tại sao mình lại cần đàn ông?