12.
Phương pháp tiếp theo để triệt tiêu thói cầu toàn là vạch trần bản thân. Nếu
bạn cảm thấy âu lo hay yếu kém trong một tình huống nào đó, hãy chia sẻ điều
đó với mọi người. Hãy nói ra những điều mà bạn cảm thấy mình làm chưa tốt,
thay vì che đậy nó. Hãy nhờ mọi người góp ý để cải thiện những điều đó, và
nếu họ chối bỏ bạn vì bạn không hoàn hảo, vậy thì cứ để họ làm thế và quên nó
đi.
Khẳng định quyền được phạm sai lầm, ngược lại, sẽ giúp bạn trở thành một
con người tốt đẹp hơn. Nếu người khác cảm thấy thất vọng, thì lỗi là ở họ vì đã
kỳ vọng một cách vô lý rằng khả năng của bạn vượt mức con người. Nếu
không chấp nhận thứ kỳ vọng ngu ngốc đó, bạn sẽ không trở nên giận dữ hay
chống trả khi thất bại – bạn cũng sẽ không cảm thấy mặc cảm hoặc xấu hổ. Sự
lựa chọn rất rõ ràng: Hoặc là bạn cố gắng trở nên hoàn hảo và nhận lấy kết quả
thảm thương, hoặc là bạn là một người không hoàn hảo và tận hưởng cuộc
sống. Bạn sẽ lựa chọn điều nào?
13.
Phương pháp kế tiếp là tập trung tâm trí vào những thời điểm bạn thật sự
hạnh phúc. Bạn nghĩ đến những hình ảnh nào?
Với tôi thì đó là hình ảnh tôi đang leo xuống hẻm núi Havasupai vào kỳ nghỉ
hè khi còn là sinh viên. Tôi đi cùng một người bạn. Havasupai là tên của con
sông màu xanh ngọc nổi lên giữa sa mạc và biến hẻm núi nhỏ hẹp thành một
thiên đường lộng lẫy trải dài hàng dặm. Đó là một hồi ức tuyệt đẹp. Có lẽ bạn
cũng có một kỷ niệm đẹp như thế. Bây giờ hãy tự hỏi bản thân – trải nghiệm
đó có gì hoàn hảo. Trong trường hợp của tôi thì chẳng có gì cả! Ở đó không có
nhà vệ sinh và chúng tôi phải ngủ trong những chiếc túi ngủ ngoài trời. Hầu
như chẳng có ngôi làng nào có điện bởi vì vị trí quá hẻo lánh, và thứ thực
phẩm duy nhất có trong cửa hàng là đậu và hỗn hợp trái cây đóng hộp – không