ĐỪNG ĐỂ TRẦM CẢM TẤN CÔNG BẠN - Trang 89

Chính xác. Đó mới đúng là phương pháp tích cực. Tôi thật sự thích điều

này. Chị bác bỏ suy nghĩ tiêu cực đó, và thay bằng câu khẳng định tích cực.
Tôi thích như vậy.

Tiếp theo, chúng tôi cùng nhau bàn bạc về cách đối đáp lại một số “suy nghĩ

tự động” mà chị đã liệt kê sau khi nhận cuộc gọi của cô giáo Bobby (xem Hình
4-2 bên dưới). Khi Nancy biết cách bẻ lại kiểu suy nghĩ tự chỉ trích bản thân,
cô cảm thấy được giải tỏa; đó là cảm xúc cô cần có vào lúc này. Giờ cô có thể
ngẫm nghĩ về một số cách xử lý cụ thể, phù hợp để giúp Bobby thoát khỏi vấn
đề cháu đang đối mặt.

Hình 4-2. Đây là bài tập ghi lại những khó khăn trong học tập mà Bob by
đang gặp phải. Phương pháp này cũng tương tự “kỹ thuật ba cột song song,”
ngoại trừ việc cô không cần phải xác định tư duy sai lệch đằng sau những suy
nghĩ tự động trong đầu.

Suy nghĩ

tự động (TỰ CHỈ
TRÍCH)

Phản hồi hợp lý (TỰ VỆ)

1. Mình chẳng quan
tâm gì tới Bobby

1. Thật sự mình dành quá nhiều thời gian cho thằng bé;
Mình quá bảo bọc con.

2. Lẽ ra mình phải kèm
con học ở nhà, và giờ
thằng bé không có óc
sắp xếp tổ chức, và
không biết cách học ở
trường.

2. Bài tập về nhà là trách nhiệm của con, không phải của
mình. Mình có thể chỉ cho con cách sắp xếp việc học. Vậy
trách nhiệm của mình là gì?
a. Kiểm tra bài về nhà;
b. Cương quyết về thời hạn con phải làm xong bài;
c. Hỏi xem con có gặp khó khăn gì không;
d. Có kế hoạch khen thưởng con;

3. Một người mẹ tốt
phải dành thời gian
cho con cái vào mỗi
buổi tối.

3. Không đúng. Mình sẽ dành thời gian cho con những khi
mình muốn và có khả năng, nhưng mọi lúc thì không khả
thi rồi. Ngoài ra, kế hoạch học tập là của thằng bé.

4. Mình phải chịu toàn
bộ trách nhiệm về cách

4. Mình chỉ có thể định hướng cho Bobby. Còn lại thằng
bé phải tự lực cánh sinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.