hành xử và học hành
không tốt của con.
5. Nếu mình giúp con
ngay từ đầu, nó đã
không gặp khó khăn ở
trường.
Nếu mình chịu khó
theo dõi bài tập ở nhà
của thằng bé sớm hơn,
chuyện này đã không
xảy ra.
5. Không phải thế. Vấn đề vẫn xảy ra ngay cả khi mình
giám sát mọi việc.
6. Mình là người mẹ
tồi. Mình đã gây ra
chuyện này cho con.
6. Mình không phải là người mẹ tồi;mình có cố gắng.
Mình không cách nào kiểm soát được mọi thứ xảy ra trong
đời con. Có thể mình sẽ phải nói chuyện với con và cô
giáo của con xem có cách nào giúp nó không.Sao lại tự
trừng phạt mình mỗi khi người mình thương yêu gặp vấn
đề cơ chứ?
7. Tất thảy những bà
mẹ khác đều hỗ trợ
con, còn mình không
biết giao tiếp như thế
nào với Bobby.
7. Khái quát hóa quá mức! Chuyện không phải thế. Không
đau buồn nữa mà bắt tay vào xử lý vấn đề đi thôi.
Bước đầu tiên trong kế hoạch xử lý là nói chuyện với Bobby về những khó
khăn cháu đang gặp phải, để xác định căn nguyên của vấn đề. Phải chăng cháu
thật sự có trở ngại trong học tập như cô giáo phản ánh? Thằng bé nhận thức
được đến đâu trong việc này? Có thật cháu cảm thấy căng thẳng và kém tự tin
trong lớp không? Chỉ khi Nancy nắm được những thông tin này và xác định
vấn đề thật sự, lúc ấy cô mới biết mình cần làm gì để tìm ra giải pháp phù hợp.
Ví dụ, nếu Bobby kể cho mẹ nghe rằng cháu thấy một số môn quá khó, thì cô
ấy phải đề ra chế độ khen thưởng phù hợp để thằng bé có động lực tự giác làm
bài tập về nhà nhiều hơn. Cô có thể cần đọc thêm sách về kỹ năng làm cha mẹ.
Mối quan hệ giữa cô và Bobby được cải thiện, điểm số lẫn hành vi ở trường
của cháu cũng chuyển biến nhanh chóng.