Bạn nên chuẩn bị nội dung cho mỗi cuộc tiếp xúc chào hàng bằng cách tự
hỏi: Mình muốn biết điều gì và mình muốn chia sẻ điều gì? Bạn cần phải
chuẩn bị để trao đổi về những thông tin cá nhân, về sản phẩm, dịch vụ và cả
về lĩnh vực kinh doanh của chính bạn.
Thông qua việc chuẩn bị cẩn thận mọi lời nói và hành động của mình, bạn
đã tạo ra một môi trường mà mọi người muốn hưởng ứng. Nơi nào tồn tại
sự tin cậy và sự hợp tác mạnh mẽ, nơi ấy sẽ bớt đi những áp lực bán hàng.
“Môi trường” bạn phải tạo ra ở đây là sự an toàn về tâm lý cho khách hàng
tiềm năng. Kể từ thời điểm bạn bắt đầu phát biểu, bạn sẽ phải làm cho
người khác cảm thấy an tâm. Khi những khách hàng tiềm năng an tâm, họ
sẽ thấy dễ chịu và cởi mở hơn trong việc trao đổi; họ có thể kể với bạn sự
thật, cũng như những khó khăn thực sự, bởi vì họ tin rằng bạn muốn giúp
họ. (Ðồng thời, khách hàng tiềm năng luôn hiểu rằng, nếu họ mua hàng của
bạn, họ cũng đang giúp bạn, và như thế càng khiến cho những người bán
hàng khác khó xâm phạm được “lãnh địa” của bạn).
Trong lĩnh vực bán hàng, sự kết hợp cân bằng giữa nội dung chặt chẽ và
tình trạng an toàn sẽ tạo ra khả năng cao nhất để đi đến thành công, bởi vì
người ta vẫn thường mua hàng bằng cảm xúc và biện minh cho việc mua
hàng bằng lý trí. Vì vậy, bạn cần phải tạo ra một cuộc tiếp xúc nghiêng về
cảm xúc hơn là lý trí. Môi trường càng cởi mở và chân thật, càng có nhiều
cơ hội để khách hàng tiềm năng nghe theo lý lẽ của bạn với một tâm trí
rộng mở.
Có lẽ sẽ phải mất nhiều thời gian để bạn sắp xếp ngôn từ cho chính xác
nhằm tạo ra chất lượng tối ưu cho cả nội dung lẫn tình trạng của cuộc tiếp
xúc chào hàng, nhưng điều đó sẽ khiến cho việc bán hàng của bạn thêm
hiệu quả. Hãy suy nghĩ và lên kế hoạch cẩn thận cho cả hai điều đó khi bạn
chuẩn bị những lời nói đầu tiên. Do bạn đã cố tình xây dựng sự quan tâm
ngay từ lúc đầu tiên nên bạn sẽ có một cuộc đối thoại có giá trị và thành
công hơn nhiều. Khách hàng của bạn sẽ muốn lắng nghe bạn nhiều hơn,