ĐỪNG HOANG TƯỞNG VỀ BIỂN LỚN - Trang 119

Trước hết, cá tính căn bản của người Trung Quốc trong kinh doanh là thủ
đoạn, tinh ranh và khôn khéo không kém gì người Do Thái. Sau 70 năm
sống bao cấp và nghèo khổ, họ tạo thêm thói quen tàn nhẫn, kiên cường,
chịu khó. Nhưng cũng vì yếu tố này, tư duy của họ chật hẹp và ngắn hạn.
Phải mất thêm 20 năm nữa, con cái họ mới bắt kịp các doanh nhân Hoa
kiều ở Hồng Kông, Singapore… Dù thế nào, đây là những đối thủ cạnh
tranh nặng ký trên mọi phương diện.

Một yếu tố khác bất lợi cho doanh nhân Việt là người Trung Quốc không
ưa người Việt. Cách đây 4 năm, tôi có đọc một khảo sát của Sina.com hỏi
về những dân tộc mà người Trung Quốc yêu và ghét. Người Nhật Bản đứng
hàng đầu về sự thù ghét vì những hành động xảy ra giữa Thế chiến II khi
Nhật xâm chiếm Trung Quốc. Nhưng rất ngạc nhiên là người Việt đứng
hàng thứ hai sau Nhật. Không những ghét, người Trung Quốc thường cho
mình là “thầy” của người Việt, vì họ cho rằng tất cả văn hóa, lịch sử của
Việt Nam là sự cóp nhặt, sao bản của Trung Quốc. Thái độ ghét và trịch
thượng này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các giao dịch thương mại.

Quan trọng hơn, mọi người phải nhìn nhận hàng hóa Trung Quốc rất cạnh
tranh về giá cả nhờ một hệ thống sản xuất được coi là “cơ xưởng của thế
giới” và một tỷ giá Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực khoảng 18%.
Thêm vào lợi thế là một tổ chức ăn cắp công nghệ tinh vi và sự cố không
tôn trọng tài sản trí tuệ như thương hiệu, bản quyền, hàng nhái, hàng giả…,
cho nên, ngay cả hàng chất lượng Âu Mỹ cũng phải thua sút về khả năng
cạnh tranh.

Thị trường Trung Quốc

Một bất lợi khác cho sự xâm nhập vào thị trường Trung Quốc là cá thể của
thị trường rất phức tạp với nhiều phân khúc, nhiều mâu thuẫn với quyền lợi
của các quan chức địa phương, cũng như thủ đoạn của các đối thủ cạnh
tranh và sự khó tính của người tiêu thụ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.