Trung Quốc không có một thị trường đồng nhất như Âu, Mỹ hay Úc, Nhật.
Một kinh tế gia phân thị trường thành 4 phân khúc, dựa trên thu nhập, vị trí
địa lý, đặc điểm của văn hóa bang hội và ảnh hưởng của truyền thông, giáo
dục. Đông nhất là thị trường của 600 triệu người nghèo khổ tại thôn quê với
thu nhập dưới 8.000 Nhân dân tệ mỗi đầu người một năm, nhưng tiềm năng
phát triển tốt nhất là thị trường trung lưu với hơn 300 triệu dân.
Những khó khăn khác là sự thỏa hiệp giữa quan chức và doanh nhân tại
mỗi địa phương, và thói quen dùng quyền lực và thủ đoạn để giành thị
trường cho các doanh nhân có quan hệ. Cách đây vài năm, ngay cả bia
Heineken cũng bị ngăn chặn bởi nhiều quận huyện không muốn thấy bia
địa phương bị thua lỗ vì cạnh tranh.
Vượt qua thử thách?
Tuy nhiên, những thử thách nói trên không phải là không thể giải quyết. Dù
người Nhật bị ghét hận, nhưng hàng hóa Nhật lại được ưa chuộng nhất tại
Trung Quốc. Một thống kê về sản phẩm chất lượng nhất năm 2005 cho thấy
5 trong 10 thương hiệu hàng đầu tại Trung Quốc là của Nhật. Vả lại, với
một nền kinh tế thứ hai thế giới về GDP, thị trường Trung Quốc là một
miếng ăn béo bở cho những ai biết khai thác và phát triển.
Lợi điểm của doanh nghiệp Việt Nam so với các đối thủ nước ngoài khác
cũng khá nhiều, ngoài việc vị trí nằm sát Trung Quốc. Hai quốc gia chia sẻ
nhiều tương đồng về phương thức kinh doanh, cơ chế chính trị, phí tổn lao
động, hệ thống phân phối, và thói quen cổ truyền. Hai nền kinh tế có thể hỗ
trợ chặt chẽ cho nhau vì Trung Quốc cần nông hải sản, khoáng chất, thị
trường tiêu dùng, còn Việt Nam thì cần rất nhiều nguyên liệu và máy móc
cho sản phẩm công nghệ xuất khẩu.
Tuy nhiên, để có hiệu quả hơn trong việc xâm nhập bền vững vào thị
trường Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý đến các thành tố sau
đây: