Chương 27
Paris, Gisele và huyền thoại
Thực ra, tất cả những gì chúng ta đang cảm nhận có phải chỉ là giả thuyết
và cấu trúc trừu tượng trong suy tưởng?… Vì sợ sệt những gì “không biết”
nên chúng ta khư khư ôm lấy huyền thoại của quá khứ và quên đi tương
lai?… Tôi ghé thăm Paris bất cứ khi nào có dịp. Tôi yêu Paris đến độ
không bao giờ nghĩ là sẽ sống nơi đây vì sợ mình sẽ thất vọng khi gần kề
người yêu mỗi ngày…
Gần đây, tôi không có duyên với kinh tế tài chính. Mấy bài viết cứ bị tháo
gỡ, đục bỏ, lắc đầu vì quá nhạy cảm. Tôi biện hộ là khi dính đến túi tiền
của tôi và người dân thì bắt buộc phải nhạy cảm chứ? Một bà biên tập khác
khuyên là anh nên sửa đổi, viết theo thị hiếu của bạn đọc, chuyên mục về
“cướp, hiếp, giết” thì tương lai viết lách của anh sẽ sáng sủa hơn. Tôi nghĩ
thầm, bà này mù rồi, không thấy các bài viết của tôi chỉ toàn là “cướp, hiếp,
giết” hay sao? Bà tưởng tôi viết về kinh tế đấy chắc?
Nhưng thôi, đành nghe bà ta vậy. Một đề tài rất nhạy cảm với tôi là Paris,
thành phố mà tôi vẫn gọi là “người tình muôn thuở”. Tôi yêu Paris như
rừng yêu lá, như núi yêu sông, như chim yêu nhạc. Tôi ghé thăm Paris bất
cứ khi nào có dịp. Tôi yêu đến độ không bao giờ nghĩ là sẽ sống nơi đây vì
sợ mình sẽ thất vọng khi gần kề người yêu mỗi ngày.
Paris của thập niên 1960
Paris của tôi là Montmartre những ngày còn Hemingway, Fitzgerald,
Faulkner; là dòng sông Seine của Truffaut, Bardot, Piaf; là những bức tranh
của Monet, Matisse, Lautrec trong những musée
trúc thần kỳ thăng trầm qua bao thế hệ; là những quán vỉa hè của cô đơn lúc
đêm về sáng; là khu vườn Luxembourg của mùa thu lá vàng như mái tóc
người yêu; là những con đường lạnh buốt dấu chân trên tuyết trắng. Nói