Chương 9
Chỉ số hạnh phúc
Nếu nhìn vào bản đồ về mức độ hạnh phúc đã được một số tổ chức nghiên
cứu độc lập công bố trong những năm gần đây có thể một nghịch lý thú vị,
người dân tại nhiều quốc gia nghèo cảm thấy hạnh phúc hơn người dân ở
các quốc gia phát triển. Thực hư của vấn đề này như thế nào, mời quý vị
theo dõi tọa đàm đầu xuân của Tuần Việt Nam.
LTS: Thưa bạn đọc Tuần Việt Nam, hẳn rằng bất kỳ ai sống trên đời cũng
chỉ mong muốn được hưởng điều tốt đẹp, hạnh phúc.
Đã có lúc người ta quan niệm cứ có tiền là sung sướng, là hạnh phúc, song
qua những công bố về chỉ số hạnh phúc quốc gia được các tổ chức nghiên
cứu loan báo, xem ra giờ đây quan niệm này không còn chính xác nữa.
Để xem xét vấn đề một cách thấu đáo, tọa đàm đầu năm của Tuần Việt Nam
có sự góp mặt của 4 vị khách mời. Đó là: TS. Nguyễn Tường Bách, TS.
Alan Phan, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và Chuyên viên kinh tế Trần Sĩ
Chương.
Kỳ 1: “Giàu có chưa chắc đã hạnh phúc, nghèo vẫn
cười phe phé”.
Nhà báo Thu Hà: Thưa các vị khách mời, nếu nhìn vào bản đồ về mức độ
“hạnh phúc” đã được một số tổ chức nghiên cứu độc lập công bố trong
những năm gần đây có thể một điều rất thú vị, người dân tại nhiều quốc gia
nghèo cảm thấy hạnh phúc hơn người dân ở các quốc gia phát triển. Các vị
lý giải thế nào về nghịch lý này. Xin mời TS. Nguyễn Tường Bách.
TS. Nguyễn Tường Bách: Những thông tin liên quan đến chỉ số hạnh phúc
được một số tổ chức quốc tế công bố gần đây khiến tôi khá bất ngờ.