nhiều. Cách tốt nhất để giúp sinh viên nghèo là cho họ vay không lãi để đi
học.
Như ở Mỹ, đâu có bắt buộc người ta phải lấy chương trình học của Harvard
làm căn bản, dù rõ ràng Harvard vẫn là nơi tụ tập những tài năng trí tuệ lớn
nhất. Chính phủ Liên bang Mỹ không dính líu gì đến bất cứ hoạt động hay
điều hành hay sở hữu một trường đại học nào cả, ngoài việc tài trợ lãi suất
cho sinh viên. Có lẽ vì vậy mà hệ thống đại học Mỹ được coi như có giá trị
hàng đầu trên bảng xếp hạng thế giới.
Ông Trần Sĩ Chương: Tôi xin mở ngoặc để hỏi anh Alan một câu: Các
anh chị đi qua Mỹ thử hỏi 100 người, tôi dám chắc không ai biết tên bộ
trưởng giáo dục là gì.
Nhà báo Thu Hà: Bởi vì người dân đâu có quan tâm ông ấy là ai, mà họ
chỉ quan tâm ông ấy sẽ mang lại cái gì tốt hơn cho họ.
TS. Alan Phan: Thế tôi mới nói, chính phủ không thể tạo ra được bất cứ
cái gì ngoại trừ là tạo ra một môi trường tương đối khả quan, để cho người
ta tự đi tìm hạnh phúc.
Tôi đồng ý với anh Chương ở chỗ chính phủ không thể trực tiếp liên quan
đến việc cảm nhận hạnh phúc của dân chúng. Nhưng rõ ràng chính sách của
họ có thể khiến dân kém hạnh phúc.
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích: Chính phủ đừng làm cái gì để dân chúng bực
mình. Nếu chưa thể làm được những gì dân chúng thích thì tốt nhất đừng
tạo ra những cái khiến họ bực mình. Một trong những thứ khiến dân dễ
không vui, kém hạnh phúc là chính phủ can thiệp quá nhiều.
Ông Trần Sĩ Chương: Vì sao dân chúng ở quốc gia này cảm thấy hạnh
phúc hơn dân quốc gia kia? Vì sao?
Nếu nói thực sự nước nào hạnh phúc hơn nước nào, tôi thấy nên đến quan
sát mấy tòa đại sứ. Nếu thấy ở đâu có lượng người xếp hàng xin visa xin
định cư nhiều nhất, thì đó là nơi có điều kiện chung hấp dẫn, là vì họ đã
nghĩ tại quốc gia đó người dân có hạnh phúc. Họ ra đi là để đi tìm hạnh