Thế nhưng phải thấy rằng, một bên là đo những chỉ số kinh tế với những
con số khá chính xác về thống kê, còn một bên là đo trạng thái của tâm
thức. Hai cái này hoàn toàn khác nhau về chất và lượng, nên rất khó, việc
đưa ra kết quả khác nhau là điều đương nhiên.
Khác với những chỉ số kinh tế, hạnh phúc xuất phát từ những điều kiện cơ
bản, tôi thử kể ra vài tiêu chí. Đó là, sức khỏe được bảo đảm, đời sống vật
chất đầy đủ và một cái tâm rộng mở để tiếp nhận, để mà cảm thụ được
những giá trị về tâm linh.
Đây là những tiêu chí cần được thảo luận nghiêm túc.
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích: Những tiêu chí anh Bách vừa nêu ra tùy
thuộc vào yêu cầu, nhu cầu của mỗi người. Vì không có mẫu số chung,
không ai giống ai nên chúng ta không thể đo được, nhưng ta cần đo cái mà
xã hội đáp ứng được.
Ví dụ, yếu tố thứ nhất, do môi trường sống không bảo đảm, ra đường là kẹt
xe, ô nhiễm không khí, dịch bệnh... những yếu tố đó khiến cho sức khỏe
dân chúng suy yếu, thường xuyên phải vào bệnh viện. Như vậy họ thấy khổ
hay sướng?
Đến yếu tố thứ hai là đầy đủ vật chất: Tất nhiên là đầy đủ ở mức vừa phải
và tương đối, đo xem nền kinh tế này như làm sao?
Và yếu tố thứ ba, cái tâm mở rộng đó là tôn giáo và giáo dục. Tôi bàn luận
thêm một chút yếu tố này vì thực ra giáo dục không tác động nhiều đến tôn
giáo. Tôn giáo là cái gì đó mà người ta tự cảm nhận được. Đó là điều mà
người ta cảm thấy, và được thôi thúc hướng đến. Tôn giáo đòi hỏi con
người nhiều thứ hơn giáo dục và chúng ta chỉ nhận ra khi đã trải qua.
Giáo dục không dạy phải chia sẻ, nhưng ăn ngon mà ăn một mình thì thấy
buồn lắm, phải ăn hai người. Tôn giáo dạy anh là phải chia sẻ, tất nhiên có
những điều mà tôn giáo dạy nhưng giáo dục chưa chắc đã chấp nhận. Tôn
giáo đòi hỏi anh phải theo và anh bằng lòng chấp nhận điều đó, giáo dục
phải là phổ quát. Do vậy, nó thực sự khác nhau.