trước công chúng, cho thấy một khía cạnh rất “con người” của họ. Nhiều
bài diễn văn ở những bữa tiệc cho cổ động viên, bạn bè, thân hữu, đồng
nghiệp... luôn luôn bắt đầu bằng những câu chuyện khôi hài (jokes) về
chính bản thân mình hay những chuyện đã được các chuyên gia “cười” của
các mạng truyền thông rỉ tai.
Obama thích cười về nguồn gốc da đen của mình, có lần ông hỏi người
nghe là bây giờ người ta có sử dụng đúng từ ngữ khi gọi Tòa Bạch Ốc là
White House?
Một lần khác, ông nói về một câu chuyện khôi hài đang thịnh hành trên
mạng... Trong một buổi sáng chạy bộ ở Alabama, ông Obama chẳng may bị
rớt xuống con sông sâu đang cuồn cuộn chảy. May sao, có ba đứa trẻ đang
câu cá dưới dòng, nhanh trí dùng cành cây vớt ông lên được. Obama hỏi,
tôi làm được gì cho các ân nhân đã cứu mạng tôi đây? Đứa trẻ đầu mong
được thăm Tòa Bạch Ốc và ngủ đêm tại đó. Đứa thứ nhì mong ông Obama
đến lớp học của mình, bắt tay các bạn đồng lớp. Obama nói quá dễ dàng,
ông sẽ làm như vậy. Còn đứa thứ ba thì lại xin ông một chiếc xe lăn, có gắn
IPod, IPad và TV 3-D để cậu ta giải trí. Obama nói ông không hiểu, em
đang khỏe mạnh thế này, sao lại muốn ngồi xe lăn? Cậu ta đáp: “Bây giờ
thì khỏe, nhưng sau khi cha tôi biết tôi là người đã cứu sống ông, thì chắc
chắn cha sẽ bẻ gãy giò của tôi.”
Ông Bush thì luôn bị chế giễu về trí tuệ cũng như kiến thức của mình về thế
giới. Sự kiện ông bị ghét bỏ vì các chính sách tại Iraq, Afghanistan... cũng
là một đề tài thường trực cho các câu chuyện khôi hài về cá nhân mình.
Nhưng thú vị nhất là câu chuyện khi ông đi thăm một lớp tiểu học và cô
giáo hỏi các học trò: “Mình đang học về thảm kịch (tragedy). Em nào cho
tôi một thí dụ.” Một em nhanh nhảu: “Em chạy ra đường chơi và bị xe
đụng.” “Không, đó là một tai nạn, không phải thảm kịch.” Một em khác:
“Xe buýt của trường rơi xuống hố và nhiều học sinh bị tử nạn.” “Đó là một
mất mát lớn lao (great loss) nhưng chưa phải là thảm kịch”. Đứa thứ ba giơ
tay: “Khi Tống Thống Bush rớt máy bay chết.” “Đúng rồi, nhưng đâu là lý