nhập hơn 2 tỷ đô la từ các nạn nhân ở Âu Mỹ đến cho các tội phạm ở Phi
Châu. Họ thường gửi cả triệu Emails rác mỗi ngày đến các địa chỉ Âu, Mỹ,
Úc. Thư thường kêu gọi sự giúp đỡ của người nhận thư để giải ngân một số
tiền lớn đang bị kẹt trong một tài khoản ngân hàng (50 triệu đô la từ tài sản
bị phong tỏa của nhà độc tài Idi Amin hay 100 triệu đô la từ một mỏ vàng ở
South Africa... hay một vài hình thức dễ tin khác). Họ xin địa chỉ, tài
khoản… và yêu cầu người nhận ứng trước một số tiền vài ngàn đô la để
làm thủ tục hay bày tỏ thiện chí. Chỉ cần một số nhỏ nhẹ dạ ngây thơ là mối
lợi thu về đã lên đến cả trăm triệu đô la mỗi năm.
Một biến thái của trò lường gạt này là những vị chuyên gia khả kính hứa
hẹn sẽ đem về cả chục triệu đô la tiền vay hay tiền góp vốn cho các doanh
nghiệp từ nhà đầu tư nước ngoài. Họ sẽ đòi một phí trả trước khoảng vài
chục ngàn đô la rồi biến mất hay không làm gì. Vì phải qua nhiều thủ tục
pháp lý khác nhau liên quan đến nhiều quốc gia nên việc kiện cáo sẽ tốn
kém và không hiệu quả.
Một thủ thuật cũng khá phổ thông là “lấy tiền của nạn nhân sau để trả lời
cho nạn nhân trước”, gọi là Ponzi’s scheme. Nhà quản lý quỹ đầu tư
Madoff đã nổi danh khắp thế giới khi dùng thủ thuật này để thu một số tiền
lừa gạt đến 60 tỷ đô la. Nhưng nạn nhân của các Ponzi’s scheme nhỏ hơn từ
1 triệu đô la đến 50 triệu đô la thì nhiều vô số kể. Khi làm ăn tại nước
ngoài, đừng ham những lợi nhuận cao ngất trời (chứng tỏ sự hoang tưởng)
mà mắc bẫy những trò lừa gạt này. Thực ra, chính phủ Mỹ bị kết tội là
nhóm tội phạm điều hành một Ponzi’s scheme lớn nhất thế giới: Quỹ An
sinh xã hội (US Social Security). Họ đã lấy tiền đóng góp của thế hệ này để
trả cho quyền lợi của thế hệ trước, vì tiền đóng góp trước đó đã bị chính
phủ xài hết vào những chương trình không liên quan đến an sinh xã hội.
Kính trọng tất cả các đối tác, khách hàng và đối thủ
Trên hết, để tránh mất tiền vì những tranh tụng thì nguyên tắc hữu hiệu nhất
là cách giao tiếp trong tôn kính và coi trọng những quyền lợi của đối tác,