- Hôm nay cháu hết đau hẳn chưa?
- Đã đỡ nhiều lắm, bao giờ hết tôi sẽ rời khỏi đây ngay, thưa bà.
Người phụ nữ xua tay:
- Đừng hiểu sai ý tôi, tôi chỉ hỏi thăm cháu thôi. Lẽ ra tôi đến thăm lúc
cháu mới về đây, nhưng lúc đó tôi ở nước ngoài nên không về kịp.
“Chuyện mình bị thế này, ảnh hưởng gì tới bà ta mà bà ta phải về, đâu có
cần làm ra vẻ tốt bụng như vậy” – Thanh Phương nghĩ thầm một cách khó
chịu, nhưng cô không nói ra. Với người lớn, cô không dám nói thẳng toạc ý
nghĩa của mình như với Minh Nguyên.
Cô kín đáo quan sát bà lần nữa. Một người có vẻ ngoài hiền hậu thế này,
thực ra lại là loại người lừa đảo, tham lam, cướp giật. Tại sao cô lại nói
chuyện tử tế với bà ta chứ?
Bà Hạnh chợt lên tiếng:
- Tôi biết tất cả chuyện của cháu, biết cháu nghĩ gì về gia đình tôi. Không
thể trách cháu được. Nhưng nghĩ như vậy là không đúng đâu. Con trai tôi
rất khổ tâm về điều đó.
“Anh ta mà cũng biết khổ tâm nữa à?”
Thanh Phương nghĩ thầm một cách mỉa mai. Rồi không chịu được, cô buột
miệng:
- Nếu biết khổ tâm thì cách hay nhất là đừng làm.
Bà Hạnh cười dịu dàng:
- Đúng, nó không hề làm. Mà gia đình tôi cũng không lấy cắp gì từ gia đình
cháu dù chỉ là một chút. Chúng tôi quá đầy đủ, tại sao phải làm chuyện đó
chứ.
Thanh Phương không còn giữ lịch sự nổi nữa:
- Khi người ta tham thì biết bao nhiêu cho đủ.
- Có thể điều đó xảy ra rất thường với mọi người, nhưng … căn cứ vào đâu
để cháu khẳng định chúng tôi lợi dụng gia đình cháu?
Thanh Phương nói thẳng:
- Tôi đã nghe dì Kiều bảo ba tôi đưa tiền để lo cho gia đình bà.
Dì Hạnh điềm đạm:
- Cháu nói cụ thể đi.