Chép còm yêu cầu cụ Nheo mù đặt ngay một bài vè hoặc bài thơ thật dễ
nhớ, dễ thuộc nhắc nhở bà con đừng tham mồi mắc phải lưỡi câu.
Cụ Nheo mù vừa bơi vừa rung rung hai sợi râu, đuôi khẽ ngúc ngoắc tìm
nhịp điệu cho bài thơ Chép còm yêu cầu. Và chỉ sau một chặng bơi ngứn,
cụ đã đặt xong một bài thơ theo điệu lý Thờn bơn – một điệu dân ca quen
thuộc của loài cá:
Miếng mổi thơm i i a...
Là miếng mồi ngon i i a...
Nhưng hãy coi chừng.
Hớp vào là mất mạng oan.
Bài thơ vừa tuân ra khỏi miệng cụ chỉ chốc lát đã được cả đàn truyền
khẩu, thuộc lòng. Họ vừa hát vang theo nhịp vây. Cả những bà con có tiếng
là tối dạ cũng thuộc một cách dễ dàng. Từ ngữ và âm điệu của bài thơ còn
vượt quá cả mong đợi của Chép còm. Được bài thơ nhắc nhở, số bà con bị
mắt lưỡi câu giảm rõ rệt.
Vì đói, sức bơi của đàn yếu dần. Nhất là các bé như Hạt, Bông, Đòng
đong, Rô don, Rô cờ... đói quá, mang nhợt nhạt, đuôi và vây không nhấc
nổi. Các anh chị cá lớn phải thay nhau dìu các bé. Và cứ bơi một chặng,
Chép còm phải cho đàn dừng lại đợi các bé. Dọc lối bơi, gặp ba thứ rong cỏ
gì các bé cũng xông lại tranh nhau rỉa, đớp. Có hôm chúng ăn phải rễ củ ráy
dại mọc xanh um dọc một con kênh hẹp. Vừa nuốt vào miệng chúng đã phát
điên phát cuồng vì nứa. Chúng quay lộn trong nước, đớp cả vào đuôi nhau.
Chép còm thương quá, nhưng đành bó vây nhìn các bé. Nạn đói ngày càng
trầm trọng. Lẻ tẻ có một số bà con bỏ trốn khỏi đàn. Đay đó bắt đầu nổi lên
tiếng xì xầm oán trách:
- Cứ cái điệu nuốt toàn rong rêu, lá mục, bùn hôi này, thì chưa kịp
thấy dòng sông lớn đã thành cá ươn, cá thối!