cùng nguy hiểm. Họ mời bà ở lại, còn một lẽ nữa mà không ai nói ra: Bà
đẹp quá! Nhìn bà, các cụ xưa nay có tiếng là sống kín đáo như Ốc bươu, Ốc
vặn, cụ Hến, cụ Trai…đều ngẩn ngơ, ngơ ngẩn cả ra. Có cụ mải há miệng
ngắm bà lâu quá, suýt nữa thì không ngậm lại được.
Bà vừa sụt sùi khóc vừa kể cho họ nghe về dòng sông quê hương. Nghe
bà kể, các cụ mới nhận ra trong đôi mắt màu ngọc lam của bà thấp thoáng
hình ảnh những con sóng to những bài bờ bát ngát ven sông. Riêng cụ cá
Măng quả quyết rằng cụ còn nhìn thấy một cánh buồm no gió màu cánh cò,
lướt trôi đung đưa trong đáy mắt bà…
Cửa ai bị lấp ít lâu thì bà chuyển bụng đau đẻ. Đó là một buổi sáng mùa
xuân, sau cơn giông nhẹ đầu mùa. Bà bơi quanh quẩn tìm kiếm mãi mới
chịu vật đẻ trong đám rễ cỏ dừa sạch gần sát bờ. Thật không may, một tên
Bói cá cầm chĩa năm răng, ngồi phục sẵn trên bờ từ lúc nào không hay. Bà
mới vật đẻ được một phần ba bọng trứng, hắn vụt đứng dậy cầm chĩa lao
tới, Bà con dưới ao dựng hết cả vây bụng, nhìn thấy bà oằn oại đau đớn
giữa năm lưỡi chĩa sáng lóa ngạnh thép, xuyên suốt qua tấm thân ánh bạc
của bà. Cái đuôi màu cánh sen rung lên từng chập trước giây phút hấp hối.
Trừng trào ra bám vàng cả các đầu ngạnh chĩa.
Theo lời các cụ, chị Chép vây hồng giống mẹ như hai chị em sinh đôi,
giống từ cặp mắt cái đuôi giống đi. Bọn cá trẻ trong ao thường hay tìm gặp
chị hỏi chuyện loăng quăng cốt để nhìn vào cặp mắt màu ngọc lam của chị.
Chúng hy vọng được thấy hình dáng cánh buồm no gió màu cánh cò, lướt
sóng trong mắt bà mẹ lại Anh Vũ của chị còn sót lại và lướt trôi trong mắt
chị…Chúng cãi nhau loạn xạ, đứa bảo có, đứa bảo không. Nhiều đứa cả
quyết là có nhìn thấy, nhưng cánh buồm xưa đã trôi xa lắm rồi, nên trông bé
như một vệt lông ngỗng tận cuối chân trời.
Nhưng dù nhìn thấy hay không, hình ảnh cánh buồm no gió lướt trôi trên
những con sóng to của một dòng sông lớn, vẫn làm bồi hồi xao xuyến biết
bao trái tim trai trẻ của ao Cây Sung.