Chị Chép vây hồng căng bụng trứng vào mùa xuân năm đó, Một đàn
chép con ra đời. Khi các con bằng cái lá chanh, chị cho chúng đi mỗi đứa
một ngả, tự kiếm lấy ăn theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà chép. Riêng đứa
con trai nở sau cùng, bé nhỏ gày còm hơn hết, chị giữ lại sống chung với
chị thêm ít lâu cho cứng cáp hơn. Tại nó bé nhỏ nên chị thương nó nhất đàn,
chị thường gọi nó bằng cái tên âu yếm: Chép còm.
Chép còm lớn khá chậm. Lúc các anh các chị được bà con gọi là chép tai
trâu, Chép còm mới được gọi là “chép lá chanh”. Tính tình chú cũng khác
các anh chị. Chú ít nói, ít ham đùa nghịch hay nghĩ ngợi và rất tò mò. Cái gì
cũng muốn hiểu, muốn biết. Thấy việc lạ, chú cứ hỏi mẹ hoài cho đến lúc
kỳ hiểu mới thôi, mẹ chú đã lựa lời giảng giải cho chú hiểu cuộc sống khốn
cùng của ao quê và tình cảnh thảm thương không lối thoát của bà con dân
ao.
Ở ao Cây Sung có có nhiều cụ cá ông, cá bà kể chuyện rất tuyệt. Và các
bà, các cụ rất thích kể chuyện cho chép Còm nghe. Nhiều lần câu chuyện
của họ làm cho đôi mắt màu ngọc lam của Chép còm rướm lệ. Còn có sự
thưởng công nào xứng đáng hơn cho người kể chuyện bằng những giọt lệ
trong người rướm từ đôi mắt trẻ thơ? Có thể nói, chép Còm đã được mẹ và
bà con dân ao nuôi lớn bằng những sự tích hào hùng bi tráng đã từng xảy ra
tại ao quê.
Nhiều đêm hai mẹ con dựa lưng vào đám rong sát đáy ao Chép còm quạt
mạnh vây hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, con không có ngạnh như anh Ngạnh lầm lì, cũng không
có càng như Cua đá, con biết lấy gì để đánh lại tụi Bói cá rằn ri hở mẹ?
Không thấy mẹ trả lời. Chép còm nói thêm – Mà nhảy phóng qua ao để
thoát thân lấy một mình như mấy anh thì con chẳng muốn. Chị Chép vây
hồng đưa tay vuốt ve lưng con thay cho câu trả lời. Thật ra chị cũng không
biết trả lời thế nào.