“Chớ có ngủ gật!-Đra-tun hạ lệnh thầm.-Nếu không thì-sẽ chấm dứt tất
cả!”. Một phụ nữ ở ngôi nhà gỗ mở cửa đi ra. Chị ta vừa đi vừa vung vẩy
đôi thùng. Chị trạc ngoài bốn mươi tuổi, mái tóc đen xõa xuống dưới chiếc
khăn vuông quấn hờ. Anh đánh bạo bò vào gần giếng và lên tiếng gọi:
-Ôi! Ai ở đây thế này?…
-Người của ta. Người Nga… Đra-tun đáp và nhỏm dậy hỏi tiếp.-Trong
làng có bọn Đức không?
-Có.
-Sao?
-Tôi nói, có. Hôm kia chúng vừa đến đây. Rặt một bọn lính mô-tô và xe
tăng. Thật khủng khiếp!… nhưng đã đi rồi. Giờ đây chúng tôi không thuộc
về ai cả,-người phụ nữ nói nhanh, lắp bắp.-Anh đừng đứng dậy cứ nấp kín
thế. Ông láng giềng nàh tôi nhát gan lắm đấy.
Chị ta đặt thùng xuống, sợ hãi và kín đáo liếc nhìn xung quanh rồi hỏi
khẽ:
-Anh là ai thế?
-Phi công… Chiều qua máy bay tôi bị bắn hỏng-Anh đành thú thật.
-Ôi, anh thân yêu. Té ra là vậy, té ra anh chính là người mà cả chiều tối
qua chúng nó lùng tìm… Ôi, tôi nghiệp anh… Chúng nó sục sạo không còn
thiếu nhà nào.-Chị nhìn ra đường làng sang phía nhà người hàng xóm rồi
đưa mắt ra hiệu về phía nhà kho, sát ngay ngôi nhà lớn và khẽ nói.-Anh
đừng đấy dậy, cố bò vào nhà kho kia. Ở đó có cửa thông với nhà trên…
Chị múc đầy hai thùng nước, gánh vào sân. Vài phút sau, Đra-tun đã ở
trong gian nhà kho sạch sẽ, mát lạnh, ngăn nắp. Cởi bộ quân phục ướt bẩn,
đôi ủng sũng nước, anh bắt đầu cọ rửa, gội đầu trong chiếc chậu men xanh.
-Hãy mặc tạm bộ quần áo đàn ông này.
Chị chủ nhà tốt bụng đưa cho anh quần áo lót, chiếc quần âu xanh và
chiếc áo vét-tông cũ.
Đra-tun thay quần áo, đút khẩu súng lục vào túi áo bên phải và các giấy
tờ chứng minh thư sĩ quan, huân chương vào túi ngực. Lát sau, chị chủ nhà