hiện trên một bức tranh chân dung của Chardin hay của Whistler
ắt sẽ
làm say đắm lòng người.
Để trở ngược lại một thời xa xưa hơn, sự khiêm nhường và trung
thực thường đem lại cho gương mặt bà lão bộc của chúng tôi một vẻ
cao quý lan cả sang những y phục mà, với tư cách là một phụ nữ dè dặt,
nhưng không hề hèn kém, “biết giữ đúng thứ bậc và địa vị của mình”,
bác mặc trong chuyến đi này chỉ cốt xứng đáng đồng hành với chúng
tôi mà không có vẻ tìm cách làm cho mình nổi bật, Françoise trong
chiếc măng tô dạ màu anh đào đã phai và chiếc cổ áo lông thú mịn, gợi
nhớ đến một trong những tấm hình nàng Anne de Bretagne do một bậc
thầy già vẽ trong một cuốn sách về giờ giấc
, trong đó, mọi thứ đều
đúng chỗ, cảm giác tổng thể dàn đều ra khắp mọi bộ phận, đến nỗi sự
khác lạ cũ kỹ mà phong phú của trang phục cũng biểu hiện cùng một vẻ
trang nghiêm sùng kính như ánh mắt, đôi môi và hai bàn tay.
Nói về Françoise mà bàn đến tư duy, ắt là không phù hợp. Bác không
biết gì, theo cái nghĩa tổng quát không biết gì tức là không hiểu gì,
ngoại trừ những chân lý hiếm hoi mà trái tim có thể trực tiếp đạt tới.
Thế giới mênh mông của những ý tưởng không tồn tại đối với bác.
Nhưng trước ánh nhìn ngời sáng của bác, trước đường nét thanh tú của
cái mũi ấy, đôi môi ấy, trước tất cả những nét thường thiếu vắng ở bao
con người có học mà nếu có nơi họ, chúng ắt biểu hiện sự xuất chúng
nổi trội, sự thanh thoát cao quý của một trí tuệ tinh anh, người ta thấy
bối rối như trước cái nhìn thông minh và hồn hậu của một chú chó tuy
biết rằng mọi khái niệm của con người đều xa lạ đối nó và người ta có
thể tự hỏi, trong lớp nông dân kia, những người anh em khiêm nhường
của chúng ta, liệu có những thành viên cao cấp của thế giới những
người đần độn, hay nói cho đúng hơn, những người chịu số phận bất
công phải sống trong tăm tối giữa những kẻ đần độn, song lại tương
đồng với những cốt cách tinh hoa một cách tự nhiên hơn và căn bản
hơn so với phần đông những người có học, tựa như nhũng thành viên