nhưng hay hơn cả vẫn là tờ “Tuần báo Phổ thông”. Cậu biết tại sao không
nào?
- Có, mình biết, - tôi đáp một cách miễn cưỡng.
- Cậu biết hả?
- Mình biết.
- Cậu biết cái gì nào?
- Mình biết, mình phải biết cái gì, - tôi uể oải đáp, vì trong trường hợp
này đúng là tôi biết thật.
- Cậu biết, thì cậu nói đi xem nào, - rõ ràng, trong cái kỳ kèo của hắn có
gì đó rất trẻ con (dấu vết của Trường Chúa Nhật chưa bị xóa nhòa chăng?).
- Ý của các cậu là, Giáo hoàng sẽ đọc “Tuần báo Phổ thông”.
- Tuyệt vời! Hoan hô! Hoan hô! - ông bạn đồng môn giả vờ, kẻ phét lác,
từng cùng tôi học thánh kinh thời thơ ấu, tươi tỉnh mặt mày - mình thấy, quả
là mình đã không đánh giá hết cậu. Mình đã từng coi cậu là một nhà ngôn
ngữ kỳ tài bị rơi rụng, còn cậu, anh bạn của tôi ơi, cậu láu cá như một con
chồn. Cậu thừa biết, chuyện gì sẽ xảy ra khi Giáo hoàng Giăng Pôn II đọc
thơ của Alberta Lulai trong tờ “Tuần báo Phổ thông”, phép siêu hình sâu sa
ẩn chứa trong những bài thơ đó ắt gây ấn tượng sét đánh với Đức thánh Cha
Linh thiêng, Người sẽ gửi cho Alberta một bức thư quan trọng, thậm chí
một thánh thư, và thế là, thế giới, cả thế giới là của chúng ta. Cậu hiểu
không nào, bọn tớ chỉ quan tâm chuyện này, chỉ chuyện này: một canh bạc
đắt giá. Đăng thơ trên tờ “Tuần báo Phổ thông” là hay nhất, nhưng nếu
không xong thì đành chịu, đăng báo khác, rốt cuộc báo nào cũng được, cậu
quen biết họ hết ấy mà, cậu từng chén chú chén anh với tất cả bọn họ chứ
còn gì, khi nào bình tâm trở lại thì cậu hãy suy nghĩ. Phải giúp cô gái thôi,
cô ta viết toàn những cái hay, chỉ vì lý do bất lực về tư tưởng và nhân sự
trong giới mà cậu thừa biết, thơ của nàng đã không được in. Đúng vậy, cần
phải tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có bài đăng báo, buồn vì thất vọng chị