DƯỚI CÁNH THIÊN THẦN RƯỢU - Trang 7

yêu này đang cứu vớt cháu. Rốt cuộc anh có hầu như tất cả, cai được rượu,
có tình yêu, có tác phẩm văn học và lại lạc quan, lại yêu đời. Anh khoe tiếp
với ông nội quá cố của mình : Chứng nghiện rượu của chúng ta, thủ phạm
đã giết ông, đang tách rời khỏi cháu, như da rắn đang tách rời khỏi thân
rắn lột. Ông nội ơi, cháu thắng lợi rồi, cháu chia sẻ cùng ông thắng lợi này
của cháu, cháu đang viết về ông, cháu đang viết về cháu, chẳng những để
chứng tỏ rằng thiên tiểu thuyết thứ thiệt về cai nghiện rượu này không kết
thúc bằng cái chết, trái lại, nó đang kết thúc bằng sự sống....
Sự xuất hiện
đầy bí ẩn, y như trong thần thoại, của nhân vật Jozef Cieslar, người tự nhận
là bạn đồng môn Trường Chúa Nhật của Jurus thời thơ ấu, khiến người đọc
không khỏi tò mò về thực tâm và thực chất của nhân vật này.

Đây là một thiên tiểu thuyết viết khá chân thật và rất thực tế, bất kể ngoa

ngôn, bốc đồng và những lời mê sảng của nhân vật. Pilch đã miêu tả một
cách trung thành trên giấy những suy tư, trăn trở, những dằn vặt, đau khổ
của người nghiện rượu và thế giới bé nhỏ của họ.

Người ta nói, trong tiểu thuyết Dưới cánh Thiên thần Rượu, tác giả là

nhân vật chính, nhân vật chính là tác giả. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn
Jerzy Pilch nói rằng, ông chẳng xa lạ gì chuyện nghiện rượu. Phải chăng
ông muốn viết tiểu thuyết thể loại tự sự (hay tự truyện), như là một liệu
pháp cai nghiện cho bản thân mình? Trong văn học, sự thật mà không phải
là sự thật, không phải là sự thật mà lại là sự thật, là chuyện thường tình. Khi
bắt tay vào viết thiên tiểu thuyết này, Jerzy Pilch định xây dựng một “tác
phẩm súng lục”, một “tác phẩm tối hậu thư”, cho nên ông mới tuyên bố:
“tôi viết rồi tôi chết”. Ấy vậy mà thiên tiểu thuyết đã kết thúc rất có hậu,
khiến người đọc lấy làm mừng, mừng cho nhân vật chính Jurus, mừng cho
tác giả Jerzy Pilch. Kết thúc “có hậu” này cũng chính là nét riêng, là sự
khác biệt giữa tiểu thuyết Dưới cánh Thiên thần Rượu và các cuốn tiểu
thuyết khác viết về đề tài rượu, khi kết cục thường bi đát. Cho nên, tiểu
thuyết Dưới cánh Thiên thần Rượu khiến người ta nghĩ tới một chức năng
mới của văn học, chức năng chữa trị. Một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng
văn học là một liệu pháp? Hoặc: Phải chăng có Bộ môn tiểu thuyết trị liệu?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.