nên rối rắm, cương thường đảo lộn. Thật là đáng xấu hổ trước trăm họ.
Anh em ta sẽ sám hối sao đây. Sự thể đã đến nước này, không thể để cho
Quốc Tuấn có mặt ở kinh sư được. Biết huynh trưởng đau lòng, nhưng đành
thất lễ. Mong huynh trưởng bảo trọng”.
Đọc xong thư nhà vua, vương Liễu thở dài nói với viên trung sứ:
- Ta không còn bụng dạ nào để giữ lễ vua tôi được nữa.
Ý ông muốn nói là ông đã không để thư của nhà vua lên hương án vái
trước khi mở đọc. Đọc xong lại đặt lên hương án, vái.
Im lặng một lát, vương lại nói:
- Sứ cứ về tâu lại với nhà vua các việc như ta vừa làm. Ta đang mong
nhà vua trị tội đây. Ta không biết nói thế nào cho phải, nhưng quả thật ta
chán sống lắm rồi!
Quốc Tuấn dẫn Thiên Thành về cung “Vạn Bảo” của mình, chàng hết
đỗi ngạc nhiên. Hai chữ “Vạn Bảo” đã được gỡ bỏ và thay bằng hai chữ
“Dưỡng Đức”. - À ra thế! Thiên hạ coi việc ta lấy vợ là thất đức chăng. Rửa
mặt mũi xong, uống một ly trà cúc để tẩy trần, khoác tấm áo thụng gấm ra
ngoài, Quốc Tuấn đi về phía cung “Tĩnh Tâm” để vấn an cha. Vừa đặt chân
lên bậc tam cấp, lão bộc đã bước ra thưa:
- Đức ông hiện đang mệt, người dặn không được cho ai vào thăm, kể
cả tiểu chủ.
Quốc Tuấn trừng mắt, toan bước thẳng vào nội điện. Lão bộc vội chắn
ngang trước mặt Quốc Tuấn, lão chắp tay vái và nói:
- Nếu tiểu chủ không nghe kẻ nô bộc này thì hậu quả không biết thế
nào mà lường.
Thấy gia nhân nói có vẻ nghiêm trọng, Quốc Tuấn không dám tự tiện
vào diện kiến thân phụ nữa. Chàng bèn kéo lão bộc vào ngồi trong ngôi
đình “Tị huyên”
[2]
- Lão thuật lại ta nghe, vậy chớ có việc gì xảy ra khiến thân phụ ta yếu
mệt tới mức không muốn nhận mặt cả con cái nữa?