ĐUỔI QUÂN MÔNG THÁT - Trang 205

nhu chế cương có nhẽ đó là phương lược lâu dài của nước ta đối với
phương bắc. Hoàng thượng vừa hỏi trong ba việc nhà Nguyên đòi, từng
việc nên có đối sách thế nào. Chắc các thân vương và các vị tâm phúc ở đây
sẽ bàn cho vỡ lẽ. Riêng Thủ Độ tôi thấy các đồ trân quý có thể cho. Nhưng
không phải cho tất cả, không cho đủ số như họ đòi hỏi. Có thứ họ đòi nhiều
ta cho ít, có thứ họ đòi ít ta cho nhiều. Có thứ không cho. Nếu có vặn hỏi thì
bảo có thứ còn ít quá tìm kiếm khó khăn. Có thứ bảo hết rồi. Trước kia thì
có, bây giờ không còn nữa vì nhà Tống đã đào cùng tát cạn. Các thứ đó bây
giờ chỉ có thể tìm thấy trong các kho trân bảo của Tống triều.

Lại như họ đòi cống các thầy và thợ giỏi, cái này thì không thể được.

Những người đó vừa là tài năng vừa là tài sản quý của nước. Nó là một thứ
mỏ càng khai thác càng sinh sôi, bằng mọi cách phải bảo vệ chứ không thể
đem nộp cống tinh hoa của đất nước cho kẻ thù. Mà nếu đã được một ắt
chúng sẽ đòi tới mười nữa kia.

Vừa nói tới đó thì một cơn ho chợt đến. Trần Thủ Độ ôm ngực thở, bỏ

dở câu nói.

Gia nhân đem dâng thái sư chén trà gừng nóng. Ngài đỡ lấy và nhấm

từng hụm nhỏ, gương mặt đã hồng hồng trở lại.

Vua Thánh tôn hỏi Tướng quốc thái úy Trần Nhật Hiệu ngồi kế bên:

- Chú có điều gì cần nói?

Trần Nhật Hiệu vừa lắc đầu vừa xua tay. Điều đó có nghĩa tướng quốc

thái úy không muốn nói hoặc không dám nói qua các vụ ông lấy ngón tay
nhấp nước sông Thiên Mạc làm mực viết lên phía ngoài mạn thuyền hai chữ
“Nhập Tống”. Khi vua Thái tông hỏi ông kế phá giặc, chắc ông còn ngượng
lắm.

Vua Thánh tôn lại quay sang phía Lê Phụ Trần giục:

- Quan ngự sử cho biết cao ý.

Lê Tần bèn đứng lên vái chào hai vua cùng mọi người, đoạn ông nói

thong thả:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.