- Không thể dễ dàng như vậy được. Nếu sứ muốn uống nước giếng có
thuốc độc phải tự mình viết tờ cam kết với nhà công quán. Sau đó chúng tôi
phải làm tờ trình lên thượng cấp, chờ vài ba ngày… sau đó có phúc đáp cho
hay không cho thì mới biết. Nhưng trước hết phải có biểu tạ lỗi với quốc
vương ta và rút lại các lời hỗn hào xúc phạm.
Trương Đình Trân không còn đủ sức đối đáp nữa. Y lịm đi. Trong cơn
khát bỏng họng, chập chờn nửa mơ nửa tỉnh, y có phần ân hận vì dựa thế
Hốt-tất-liệt đã đi quá xa cương vị của một sứ thần. Vả lại ta là người Hán
làm việc quá mẫn cán cho người Mông Cổ, kẻ kia không chịu được ta mạt
sát, nên đã xúc phạm lại ta. Bây giờ mệnh ta nằm trong tay họ. Đúng là bọn
này ghê gớm. Năm Đinh Tỵ (1257) Vân Nam vương đã ba lần cử sứ đến
dụ. Chắc sứ cũng hống hách xúc phạm, nên cả ba lần sứ đến đều bị giam
giữ, tới khi đại quân đánh vào Thăng Long thì một người đã bị trói chết
gục, còn hai người kia cũng đã kiệt sức. Chết như thế thật uổng. Nói cho
cùng thì người Mông Cổ cũng có tốt gì với người Hán đâu, hiện nay hơn ba
chục vạn quân đang vây chặt Tương Dương. Diệt xong Tương Dương họ sẽ
kéo về đánh phá Lâm An, bắt Tống Độ tông nữa thì nước Trung Hoa của ta
phải quỳ gối. Muốn nói gì thì nói ta cũng phải thừa nhận người Giao Chỉ họ
kiên cường. Vừa nghĩ tới đây thì Trương Đình Trân lịm ngất đi.
Viên quản nhiệm nhà công quán sai người đổ cho y ba chén nước
giếng, Trương Đình Trân mở bừng mắt đòi uống nữa. Viên quản nhiệm xua
tay lắc đầu, mọi người lui ra. Ông ta nhắc:
- Ta cấm các ngươi không được lén cho y uống nước nữa. Bây giờ mà
y uống nhiều vào là chết đấy.
Sau khi nhận được thư tạ lỗi của Trương Đình Trân, vua Thánh tôn cử
tướng quốc thái úy Trần Quang Khải tiếp sứ. Mọi việc tướng quốc được
quyền quyết. Nhà vua chỉ xuất hiện khi tiếp chiếu của vua nhà Nguyên, còn
sứ thần chỉ được gặp vua ta khi việc có quan hệ tới hai nước mà tướng quốc
thấy không đủ thẩm quyền. Làm như vậy để sứ giặc biết dù chúng là sứ của
nước lớn nhưng không phải chúng muốn gì cũng được, muốn gặp ai cũng
được.