phó sứ Trương Đình Trân cũng đã biết điều, hắn không dám hạch sách,
hống hách nhưng lại hay gợi ý nay xin cái này mai muốn cái khác, về các
đồ Trương Đình Trân tìm kiếm, mua rẻ hoặc xin được biếu, triều đình tỏ ra
rộng rãi, y hết sức hài lòng. Ngay cả với tên chánh sứ, tuy y không đòi hỏi
nhưng triều đình cũng tặng biếu đáng kể các đồ trân quý.
Phần của cải hai viên chánh phó sứ được tặng biếu khá nhiều nên
chúng cũng muốn về nước sớm.
Biết ý đồ của sứ giặc, tướng quốc thái úy Trần Quang Khải dụ chúng
vào các cuộc vui chơi và tiệc tùng thâu đêm suốt sáng.
Vừa mệt mỏi vừa muốn đem một đống của về nước, hai viên sứ giặc
hẹn ngày lên đường.
Trước khi cho chúng về nước, tướng quốc mời riêng mỗi tên để tặng
thêm vật quý nhưng đòi chúng phải ký vào một tờ giấy đã liệt kê các món
đồ mà chúng được biếu tặng.
Tựa như kẻ cắp đã thành tinh, đứa nào cũng chối không chịu ký. Trần
Quang Khải làm yên lòng chúng:
- Những đồ này nằm trong kho khố vật của triều đình, nếu ông không
ký nhận tức là viên thủ kho sẽ bị chém bêu đầu vì các đồ trân quý bị mất
không có sở cứ. Giấy này viên thủ kho giữ để làm bằng chứng, về sự trong
sạch của y chứ không có ý gì phiền phức cho quý ngài đâu.
Tướng quốc nói như vậy cũng có nghĩa là nếu khách không ký nhận
thì các món đồ kia không thể đem ra khỏi Thăng Long, không thể đem ra
khỏi Đại Việt.
Chỉ một chữ ký để đổi lấy đồ vật trị giá ngang với cả ngàn nén vàng,
nên chánh phó sứ chẳng tên nào dám cứng lòng thờ chúa nữa.
Trong tiệc yến tiễn hai sứ giả trước khi rời Thăng Long, vua Trần
Thánh tông đến dự và có làm thơ tiễn biệt. Hai viên chánh phó sứ mỗi
người cũng lưu bút một bài thơ.
Chánh sứ Khu-rung Kha-y-a không thạo âm luật Trung Hoa nên thơ
của ông không thể gọi là thơ được. Còn Trương Đình Trân thì bẽ bàng vì