công lao trùm thiên hạ. Vả lại thế nước đang cam go, con biết lèo lái con
thuyền quốc gia ra sao khi trời nổi dông gió.
Vua Thánh tông nâng con dậy, ngài vỗ về:
- Con khỏi lo, khi thượng hoàng trao cho cha ngôi nước cũng vào lúc
cha bằng tuổi con bây giờ. Ngày ấy cha cũng thưa với phụ hoàng y hệt ngày
nay con nói với cha. Con nên biết, cha trao trọng trách cho con gánh vác
dần việc nước chứ không phải cha trao cho con quyền an hưởng lạc thú.
Hoàng thái tử vái lạy:
- Con xin tuân lời nghiêm huấn của phụ hoàng.
Hoàng thái tử Khẩm lên ngôi đổi niên hiệu là Thiệu Bảo vào đầu năm
Kỷ Mão (1279), miếu hiệu sau này là Nhân tông. Nhà vua bẩm thụ là một
người hiếu thiện, hiếu thuận, hiếu hòa, hiếu Phật lại có óc thông tuệ khác
thường. Kinh sách của cả ba nhà (Thích, Nho, Đạo) chỉ đọc một lượt là thấy
được cái ý minh triết từ phía sau con chữ. Tuy tham bác đầy đủ cả ba dòng
đạo, nhưng cái tâm của nhà vua lại hướng vào nền Phật đạo vừa tu học vừa
tu chứng. Việc học Phật, ngoài tấm gương của vua cha và tổ phụ, ngài còn
tham vấn các bậc túc thiền đạo cao đức trọng trong giới tu hành. Nhưng
người mà nhà vua hướng cả tâm trí vào đó và tôn là bậc thầy lại chính là
Tuệ Trung thượng sĩ Trần Quốc Trung, ông cũng chính là bá phụ (bác họ)
của nhà vua.
Trần Quốc Trung tức Hưng Ninh vương Trần Tung là anh ruột của
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, là con của Yên Sinh vương Trần Liễu.
Phong cách tu thiền của Tuệ Trung thượng sĩ khiến vua Trần Thánh tông
cũng ngưỡng mộ và tôn thượng sĩ làm sư huynh.
Sở dĩ vua Nhân tông ngưỡng mộ thượng sĩ là bởi phép tu của ông là
nhập thế gian, tức là trong dòng đời mà tu với đời, vì đời mà tu mà quảng
bá nghiệp thiện, nhằm cảm hóa nhân quần xa lìa tham dục hướng tới giác
ngộ, và từ đó mà giải thoát. Việc tu đó xuất phát từ cái tâm ái nhân ái vật
sống cùng bách tính, tu vì bách tính, cùng bách tính vượt thoát khỏi bể dục
trầm luân. Còn như cái tu xuất thế gian là xa rời bách tính, đóng cửa tự tu
cho sự giải thoát của chính mình cũng là một cách tu. Vua Nhân tông không