có ý bài xích người tu xuất thế gian, nhưng lòng ngài không hướng về pháp
môn đó.
Vừa lên ngôi, vua Nhân tông đã gặp cản ngại lớn từ bên ngoài. Ấy là
việc Hốt-tất-liệt vừa tiêu diệt xong nhà nam Tống trong trận chiến cuối
cùng.
Chẳng là người của ta cài cắm dò la trên đất Nguyên, đất Tống ở
Long Châu, Phúc Châu, Lâm An, Khai Phong, Kim Lăng, Yên Kinh… tới
tấp gửi tin khẩn cấp về, tướng quốc thái úy Trần Quang Khải kê cứu cho có
hệ thống rồi lập tức vào cung Quan Triều tâu báo. Vừa gặp lúc hai vua đang
bàn quốc sự, thái úy toan sụp lạy. Thánh tông ngăn lại:
- Vương đệ thật là đa lễ, anh em chú cháu trong nhà cả, có chuyện gì
đệ cứ nói mau đi, ta nghe Hốt-tất-liệt đã diệt xong nhà nam Tống, tình thế
bất lợi cho ta rồi đây. Vương đệ có được tin ngoại gián tâu báo về không?
- Tâu, những nơi ta đặt ngoại gián đều khẩn cấp báo về, thần liệt kê
đầy đủ các sự việc xin tâu để vương huynh và vương điệt biết rồi ta liệu bề
đối sách.
Tâu, thần chỉ xin kể các sự việc từ năm Bính Tý (1276) tướng nhà
Nguyên là Bá Nhan dẫn quân cách Lâm An ba mươi dặm hạ trại gây sức ép.
Tạ thái hậu cùng một số đại thần nhà Tống hèn nhát bàn nhau đầu hàng. Tạ
thái hậu sai một viên quan mang biểu và quốc ấn đến trại giặc nộp. Bá Nhan
đòi thừa tướng nhà nam Tống phải đích thân tới ký hàng ước. Tạ thái hậu
cử hữu thừa tướng Trần Nghi Trung tới thương thảo. Nghi Trung sợ giặc bắt
không dám đi. Tạ thái hậu liền phong cho Văn Thiên Tường làm hữu thừa
tướng sang trại giặc ký hàng ước. Văn Thiên Tường gặp Bá Nhan không đả
động gì đến việc đầu hàng, còn đòi quân Nguyên phải rút khỏi các vùng đất
vừa chiếm, nếu không quân Tống sẽ sang sông nghênh chiến.
Bá Nhan thâm độc giữ Văn Thiên Tường lại và sai người báo cho Tạ
thái hậu không ký được hàng ước, quân Nguyên sẽ tiến đánh vì rằng Văn
Thiên Tường đã cự tuyệt.
Được tin, Tạ thái hậu liền sai Giả Dự Khánh làm hữu thừa tướng thay
Văn Thiên Tường sang trại giặc ký hàng ước. Bá Nhan đưa quân vào chiếm