- Các ông cứ đem việc cũ ra cãi lý. Thôi được, để ta về tâu báo lại
xem thiên tử có thương tình nước các ông mà cho hưởng tiếp ân sủng đã
ban từ năm Tân Dậu.
Trần Quang Khải đế thêm:
- Sài thượng thư khỏi lo, thiên tử không nói hai lời. Sài Thung biết
Quang Khải có ý ngầm nói móc, nhưng lại không thể bắt bẻ bởi đó là chính
ngôn. Vì vậy Sài Thung im lặng không nói gì thêm.
Sài Thung trở về nước với vẻ không vui bởi y không ép được vua tôi
nhà Trần quy phục theo yêu sách của Hốt-tất-liệt.
Sài Thung lo là đúng, bởi Hốt-tất-liệt oai trùm bốn cõi, đánh đâu
thắng đấy, dưới gầm trời này không có ai là địch thủ. Có thể nói Hốt-tất-liệt
là tướng siêu quần có tài: Chỉ sông sông cạn, chỉ núi núi tan, chỉ ngàn ngàn
cháy. Y khó có thể tha thứ cho kẻ dưới quyền không hoàn thành sứ vụ.
Trần Thánh tông sai hai vị đại thần là Đỗ Quốc Kế và Trịnh Đình
Toản làm chánh phó sứ đoàn đem phương vật và hai con voi nhà sang cống
nhà Nguyên. Sứ đoàn đi cùng với Sài Thung về Đại Đô
[108]
Khi sứ đoàn tới thành Ung Châu thì Sài Thung được tin mật báo gì đó
nên y để Đỗ Quốc Kế, Trịnh Đình Toản ở lại Ung Châu, còn y tức tốc về
ngay Đại Đô.
Sài Thung chưa ra khỏi biên thùy thì Trần Thánh tông đã chuẩn bị
việc nhường ngôi cho con. Nhà vua nói với hoàng thái tử Trần Khẩm:
- Thế giặc mạnh lắm, cha muốn trao ngôi nước để con làm quen dần,
trong khi cha còn minh mẫn có thể chỉ dẫn cho con được đôi điều, kẻo mai
này khi họa biến mà chẳng may cha đã khuất thì ngôi nước hóa ra không có
chủ.
Hoàng thái tử khóc và quỳ lạy:
- Phụ hoàng thương mà trao cho con ngôi nước, nhưng tuổi con còn
quá trẻ, sức nghĩ hiểu còn nông cạn, sao con dám ngồi trên các bậc tiền bối