[1]
Có nghĩa là quay lại, ý nói không tiếp.
[2]
Nghĩa là tránh sự ồn ào.
[3]
Công chúa Thụy Bà, chị vua Thái tông.
[4]
Ta-ta (Tatar) vốn là tên một bộ lạc Mông Cổ, người ta thường dùng để chỉ chung người Mông Cổ (còn gọi là Tartar). Dịch
theo âm Hán-Việt là Thát-đát. Vì vậy Mông - Thát vẫn là đại từ chỉ người Mông Cổ.
[5]
Mông-kha gọi Oa-khoát-đài (Ögodaï) bằng bác ruột và là cháu nội của Thành-cát-tư-hãn (Činggis-gan).
[6]
Hốt-tất-liệt (Qubilai) là em ruột của Mông-kha.
[7]
Ngột-lương-hợp-thai (Uriyangqadai) là danh tướng của Hốt-tất-liệt. Có bản dịch là Ngột-lương-hợp-đài.
[8]
Đời Trần gọi “diện” là mẫu. Hiện chưa khảo được diện tích của sào, mẫu thời đó so với cách đo lường thời nay.
[9]
Tam giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
[10]
Chín học phái của Trung Hoa cổ đại: Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Tung hoành gia, Tạp gia, Nông gia, Âm dương gia,
Danh gia, Pháp gia.
[11]
Cơ quan này coi sóc về các nghề chế tác thủ công.
[12]
Long Hưng nay là tỉnh Thái Bình.
[13]
Thiên Trường nay là tỉnh Nam Định.
[14]
Là nơi yên tĩnh tránh tiếng ồn. Thật ra đây chỉ là chiếc lều nhỏ, bốn hoặc tám mái khoảng hơn chục mét vuông để uống
nước, ngắm cảnh hoặc đọc sách nhằm thư giãn.
[15]
[16]
[17]
Cửa Pha Lũy tức cửa Nam Quan sau này.
[18]
Cửa Phú Lịnh trên thượng lưu sông Lô, gần tỉnh lỵ Hà Giang bây giờ.
[19]
Liêu phòng là nơi ở của thiền sư.
[20]
Gió đập cửa tùng trăng sáng sân,
Lòng cùng phong cảnh hẹn nhàn thanh.
Trong này thú vị đâu ai biết,
Đến sáng mặc sư vui một mình.
(Thiền sư, tiến sĩ Lê Mạnh Thát dịch)
[21]
Việc chỉ có thế nhưng người đời hiếu sự lại bảo Thái tông đem Chiêu Thánh gả cho Lê Tần.
[22]