[49]
Trích trong Lục thời sám hối khóa nghi của Trần Thái tông (Trần Cảnh). Bản dịch của thiền sư Lê Mạnh Thát.
[50]
[51]
[52]
Lâm An tức Hàng Châu, thuộc tỉnh Triết Giang thủ đô của nhà nam Tống.
[53]
Thuần Hựu (1251 - 1258) niên hiệu thứ ba của Tống Lý tông.
[54]
Hợp Châu tức Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, kinh đô nước Thục thời Tam quốc.
[55]
Ngạc Châu tức Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc ngày nay.
[56]
Hai thành này đều thuộc Quảng Tây. Ung Châu tức Nam Ninh và Quế Châu tức Quế Lâm ngày nay.
[57]
Độ điệp: Là một thứ giấy chứng nhận của chính quyền cấp cho người có đủ tư cách xuất gia (đi tu).
[58]
Tận dân vi binh: mỗi người dân là một người lính.
[59]
Quý Châu nay vẫn là Quý Châu, thủ phủ là Quý Dương. Quý Châu giáp Tứ Xuyên, Vân Nam (Đại Lý), Quảng Tây và
Hồ Nam.
[60]
Tựa như ngày nay cho nhập quốc tịch của nước bảo hộ. Tên này còn có nghĩa là đại vương.
[61]
A Mân tức Khai Viễn thuộc Vân Nam.
[62]
Cơ quan trông coi việc thờ tự cúng tế tổ tiên nhà vua.
[63]
Tức là đất Thái Bình nơi phát tích của nhà Trần.
[64]
Con sông mà Ngột-lương-hợp-thai nói đây là sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc.
[65]
Ngã ba đây có nghĩa là sông Thao, sông Đà và sông Phú Lương gặp nhau, đó là ngã ba Bạch Hạc, Việt Trì ngày nay.
[66]
Vua tôi nhà Nguyên gọi vua Đại Việt là Trần Nhật Cảnh.
[67]
Nghĩa là bến đò ở phía đông kinh thành. Theo xác định khoảng đầu dốc Hàng Than Hà Nội ngày nay.
[68]
Ý nói: nên chạy sang nhờ nhà Tống.
[69]
[70]
Từ năm Canh Dần (1230) nhà Trần đã chia hai bên tả hữu của kinh thành Thăng Long làm sáu mươi mốt phường.
[71]
Ty Thái chúc là cơ quan chuyên lo về lễ nghi, tế cáo và tíệc yến của triều đình.
[72]
Thiên tử nghĩa nam nghĩa là con nuôi của vua.
[73]
Thời Chiến quốc ở Trung Hoa, nước Trịnh đem quân đánh nước Tống. Khi sắp đánh nhau, Hoa Nguyên nước Tống làm
thịt dê cho binh sĩ ăn, người đánh xe là Dương Châm không được ăn. Đến khi đánh nhau Dương Châm nói: “Con dê hôm trước
quyền ở anh, việc đánh xe ngày nay quyền ở ta”. Bèn đánh xe chạy về phía quân Trịnh khiến quân Tống thua to.
[74]
Công án của nhà thiền nhằm giúp người ta phá chấp, tức là phá bỏ nhận thức mang tính định kiến. Ví dụ có đệ tử hỏi
thầy: Phật tính là gì? Thầy đáp: Là cục cứt chó khô. Ý nói Phật tính không phải là cái tính của một con người mà nó mang tính