ĐUỔI QUÂN MÔNG THÁT - Trang 286

[23]

Cửa Kỳ La còn có tên Cửa Sót thuộc Hà Tĩnh.

[24]

Cửa Hội nay vẫn còn tên cũ thuộc Nghệ An.

[25]

Cửa Đại An sau này là cửa Đại thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định.

[26]

Nay vẫn giữ tên Vân Đồn, cửa này vào vịnh Hạ Long rồi vào sông Bạch Đằng mà tiến sâu vào Lục Đầu giang.

[27]

Tô Mậu tương ứng với đất huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

[28]

Môn tương ứng với đất huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn ngày nay.

[29]

Pha Lũy chính là cửa ải giáp với cửa Nam Quan.

[30]

Cửa khẩu đoạn sông Hồng giáp với Vân Nam Trung Quốc, nay thuộc tỉnh Lào Cai.

[31]

Ải Hà Dương nay thuộc tỉnh Hà Giang.

[32]

Thành Đô thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc, xưa là kinh đô của nước Thục.

[33]

Đại Lý tức tỉnh Vân Nam Trung Quốc ngày nay.

[34]

Bình Lâm tức là miền Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng.

[35]

Bạch Hạc nay là ngã ba Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

[36]

Các địa bàn trên thuộc hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái ngày nay.

[37]

Uriyangqadai âm Hán-Việt dịch là Ngột-lương-hợp-thai. Có bản dịch là Ngột-lương-hợp-đài.

[38]

Đại Lý nguyên là nước Nam Chiếu sau đổi là Đại Mông, lại đổi là Đại Lễ, đến đời Ngũ đại đổi là Đại Lý. Nam Chiếu đã

từng xâm lược nước ta bị Ngô Quyền đánh tan trên sông Bạch Đằng năm Mậu tuất (938) (Ở đây có lẽ tác giả nhầm với quân Nam

Hán. Năm 902 Nam Chiếu đã sụp đổ, năm 937 Đại Lý được thành lập – Caruri).

[39]

Thiện Xiển tức là Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam ngày nay.

[40]

Đoạn in nghiêng trong sách không có. Người tạo ebook tự thêm vào để hợp logic (Caruri).

[41]

Thế truyền: tựa như truyện dân gian truyền miệng.

[42]

Nay là huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.

[43]

Nay là huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

[44]

Tế Giang nay là huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.

[45]

Đường Hào nay là huyện Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên.

[46]

Thái học sinh đời Trần, Minh kinh bác sĩ đời Lý, tương đương với học vị tiến sĩ các đời Lê, Nguyễn sau này.

[47]

Khương Tăng Hội trước tác rồi dịch ra tiếng Hán vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai đầu thế kỷ thứ ba sau Công nguyên

(theo thiền sư Lê Mạnh Thát).

[48]

Bốn loài là: noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.